Tình hình thực hiện mục tiêu “Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe”

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 28 - 29)

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚ

4.Tình hình thực hiện mục tiêu “Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe”

cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe”

Chiến lược quy định tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ

sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan

đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015; tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 40% vào năm 2015; giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015.

Hiện nay, mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng

các dịch vụ chăm sóc sức khỏeđã và đang được thực hiện. Công tác chăm sóc

sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em đã được chú trọng. Cùng với những tiến bộ của y học nước nhà, sức khỏe phụ nữ tiếp tục được cải

thiện. Chính sách mới về y tế đã tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận tốt

hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt khi mang thai. Bước đầu triển

khai nhiều can thiệp hiệu quả như quản lý thai, phát hiện thai có nguy cơ,

chuyển tuyến kịp thời, nâng cao chất lượng chăm sóc tại các cơ sở y tế đồng

thời truyền thông giáo dục cho người dân tại cộng đồng về chăm sóc sức khỏe

bà mẹ. Chú trọng tới việc phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ ở các vùng

đặc biệt khó khăn như hỗ trợ nữ hộ sinh/ y sỹ sản nhi của trạm y tế xã tại địa

bàn trọng điểm, đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản người dân tộc (chi đặc thù,

cung cấp gói đỡ đẻ sạch), hỗ trợ triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

sinh sản ở các trạm y tế xã để từng bước phổ cập các dịch vụ chăm sóc sức

khoẻ sinh sản tại y tế tuyến cơ sở. Bộ Y tế đang rà soát, đánh giá để đề xuất

sửa đổi bổ sung Nghị định 21/2006/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản

phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ và Nghị định 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học; xây dựng và hoàn thiện nhiều Thông tư hướng

dẫn về chuyên môn (như Thông tư quy định nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật

trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, Thông tư thay thế Thông tư

số 07/2003/TT-BYT hướng dẫn thi hành Nghị định 12/2003/NĐ-CP về sinh

con theo phương pháp khoa học, Thông tư ban hành quy trình kỹ thuật hỗ trợ

sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm).

Bên cạnh đó, Bộ Y tếđang xây dựng một số đề án như Đề án quy hoạch phát

triển mạng lưới khám chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa đến năm 2020; Đề án nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam; Chương trình chăm sóc dinh

dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan để triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Đồng thời, Bộ Y tế đang phối hợp với

các Bộ, ngành, cơ quan truyền thông triển khai các hoạt động truyền thông

vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo môi trường thuận lợi về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Kết quả, năm 2011, tuổi thọ trung bình đạt 73,2 tuổi; tỷ lệ tử vong bà mẹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảm xuống còn 67/100.000 trẻ sơ sinh sống; tỷ lệ xã có nữ hộ sinh/ y sỹ sản nhi đạt trên 95%.

Tuy nhiên, ngành Y tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc

xây dựng một hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển

trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với nhiều chính sách tác động đa chiều

đến y tế, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng. Về mất cân bằng giới tính khi sinh, năm 2010 tỷ số giới tính khi sinh duy trì ở mức khá cao với 111,2 bé trai/100 bé gái; năm 2011, tỷ số này ở mức 111,7.

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 28 - 29)