Tình hình thực hiện mục tiêu “Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 30 - 31)

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚ

6.Tình hình thực hiện mục tiêu “Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”

sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”

Chiến lược quy định đến 2015 rút ngắn khoảng cách về thời gian tham

gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần; 40% số nạn nhân của

bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ

trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình; 70% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về

phòng, chống bạo lực gia đình; 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông

qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện

được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình là một trong các mục

tiêu quan trọng đã và đang được thúc đẩy thực hiện ở Việt Nam. Một trong

những điểm dễ nhận biết nhất trong kết quả thực hiện bình đẳng giới, đó

chính là việc phân công, sắp xếp lại công việc trong gia đình một cách hài hòa, hợp lý giữa người vợ và người chồng. Trong gia đình mới ngày nay,

người chồng đã biết chia sẻ với vợ mình công việc nhà, chăm sóc con; người

vợ cũng đã chủ động chia sẻ với chồng gánh nặng kinh tế gia đình.

Năm 2011, cả nước có 12.727.903 gia đình được công nhận đạt danh hiệu “gia đình văn hoá” trong tổng số gia đình là 17.312.198.

Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010 - 2015”

đã bước đầu hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, hướng tới thay đổi hành vi nuôi dạy con theo khoa học. Cuộc vận động “Xây dựng gia

đình 5 không 3 sạch” với nội dung thiết thực đã được các cấp Hội Phụ nữ và

hội viên phụ nữ cả nước hưởng ứng. Truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số/kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy

con, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh,

HIV/AIDS, phòng chống bạo lực gia đình… luôn là những nội dung chính được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hội viên, sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm

phụ nữ tín dụng tiết kiệm, góp phần hỗ trợ phụ nữ thực hiện vai trò nòng cốt

trong xây dựng gia đình.

Tuy nhiên, theo báo cáo của 34 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đến hết

ngày 30/12/2011, có 18.958 hộ gia đình có bạo lực gia đình trong tổng số hộ

gia đình là 10.000.334; có 14.236 hộ gia đình có người tảo hôn trong tổng số

hộ gia đình là 10.000.334. Điều này cho thấy, việc ngăn chặn tình trạng bạo

lực gia đình, tảo hôn cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 30 - 31)