Có một dòng chảy văn hóa trong nghệ thuật múa dân tộc

Một phần của tài liệu 25102021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 58)

IV. Văn hóa – xã hội

9. Có một dòng chảy văn hóa trong nghệ thuật múa dân tộc

(Baodantoc.vn 23/10, Thanh Hoa)

Tiếp thu tinh hoa thế giới để làm các điệu múa dân gian dân tộc gần gũi với đời sống hiện đại rất cần sự khai phá và có chọn lọc của những nhà nghiên cứu, biên đạo và các nghệ sĩ biểu diễn. Múa dân tộc là thứ ngôn ngữ được dùng để biểu đạt những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của từng tộc người, được gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động.

Nhiều điệu múa của đồng bào DTTS đã vượt ra khỏi không gian, môi trường sống của đồng bào để trở thành tác phẩm múa chuyên nghiệp, trở thành khuôn mẫu, chuẩn mực trong chương trình, giáo trình đào tạo nghệ thuật múa của các trường văn hóa nghệ thuật trên cả nước... trở thành di sản của quốc gia, dân tộc, như: Múa nón Thái, múa Cơ Tu, Chàm rông, roong chiêng, múa sạp, múa ô, múa khèn Mông...

Các biên đạo múa khai thác ngôn ngữ, chất liệu múa tồn tại trong đời sống của các DTTS hoặc dựa vào những nét riêng trong phong tục, tập quán và lối sống của đồng bào để xây dựng thành các tác phẩm múa biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp. Ví dụ ở tác phẩm múa “Khèn núi”, chỉ dựa vào một số động tác múa khèn của các chàng trai dân tộc Mông, biên đạo Nguyễn Trung Hưng đã biến chiếc khèn nhỏ bé thành đạo cụ hữu hiệu (là chiếc khèn với kích cỡ lớn), vừa tôn vinh được nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc Mông, vừa mang hơi thở của cuộc sống đương đại.

Hoặc ở tác phẩm “Men tình” của biên đạo Quỳnh Dương- Kim Chung cũng đã dẫn dắt người xem đến với nét văn hóa độc đáo của người Mông với chiếc khèn, chiếc ô xúng xính xuống chợ ngày xuân để hòa mình vào điệu múa, tiếng khèn rộn rã, vui tươi của âm điệu núi rừng.

Chiếc khăn piêu dịu dàng, tình tứ của người con gái Thái cũng đã trở thành nét chấm phá làm nên tác phẩm “Cút Piêu-Cút tình” của biên đạo Hồ Thanh Thanh. Không ôm đồm, khoe kĩ xảo, kĩ thuật trong thể hiện ngôn ngữ mà chỉ lấy chất liệu là một số động tác, bước đi của các cô gái Thái và dải khăn piêu, biên đạo đã biến chuyển đội hình, tuyến chuyển động một cách linh hoạt…, tạo cho người xem thấy được nét dịu dàng, duyên dáng, đặc biệt là tôn vinh được hình ảnh chiếc khăn piêu - một biểu tượng văn hóa của người dân tộc Thái.

Với tác phẩm “Sắc màu bản Dao” của biên đạo Thu Hà và Mai Thanh do Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên biểu diễn trong Cuộc thi Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2012 cũng đem lại cho khán giả một ấn tượng thật sinh động, đầy màu sắc của một tộc người trên vùng đất Đông Bắc. Với những bộ trang phục rực rỡ của đồng bào dân tộc Dao trong những ngày lễ, tết cổ truyền, bằng ngôn ngữ múa dung dị của dân tộc Dao, với tuyến chuyển động đội hình khi ngang, khi chéo, khi đan xen một cách khéo léo, nhuần nhị…khiến người xem vô cùng yêu thích.

Tập quán dệt sợi, thêu may trang phục của các cô gái Lô Lô cũng được biên đạo Hoàng Loan khai thác làm chất liệu chủ đạo xây dựng nên tác phẩm múa “Se sợi” hấp dẫn, cuốn hút người xem và tôn vinh được nét văn hóa độc đáo của người Lô Lô. Đức tính cần cù, chăm chỉ của người con gái Lô Lô được bộc lộ rõ nét qua bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mĩ tinh tế trong từng đường may, nét thêu trên những bộ trang phục sặc sỡ, sinh động của đồng bào.

Dáng ngủ ngồi của người Rục cũng đã được biên đạo Ánh Tuyết khai thác, phát triển làm chất liệu, nền tảng xây dựng nên ngôn ngữ múa trong tác phẩm “Nguy nhấp”… Tuy nhiên, tác giả không dựa trên vốn ngôn ngữ, động tác múa có sẵn của tộc người để dàn dựng tác phẩm mà dựa vào tập tục văn hóa tộc người để làm cơ sở hình thành ngôn ngữ múa. Theo đó cũng đã tạo hiệu ứng nghệ thuật cho tác phẩm, đồng thời giới thiệu tới người xem một tập tục văn hóa độc đáo của người Rục…

Có thể nói, trong đời sống xã hội toàn cầu hóa và xu thế hội nhập như hiện nay thì bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm “động” và “mở”. Đối với nghệ thuật múa cũng vậy, chúng ta không nên đồng nhất bản sắc dân tộc trong múa với “cái cũ”, cái “nguyên gốc” của tộc người. Bản sắc văn hóa dân tộc, ngôn ngữ múa dân tộc luôn chứa đựng trong nó sự kế thừa của quá khứ, sự vận động của hiện tại và sẵn sàng đón nhận sự đổi mới từ tương lai. Về đầu trang

https://baodantoc.vn/co-mot-dong-chay-van-hoa-trong-nghe-thuat-mua-dan-toc- 1634627575757.htm

10. U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng: Nơi an nghỉ những hài nhi vô danh

(Nongnghiep.vn 25/10, Đồng Văn Thưởng; Baomoihomnay.com 24/10; Nông nghiệp Việt Nam 24/10, tr8)

Hai tay thoăn thoắt chọn lọc những vật dụng có thể tái sử dụng được từ đống rác. Không ai trả lương cho những người nhặt rác ấy. Thu nhập của họ là tiền bán những đồ nhựa do mình chọn ra. Vậy nên cũng không ai có thể yêu cầu người nhặt rác phải phân loại kỹ càng các loại rác thải. Tuy nhiên, những con người lam lũ, bình thường ấy đã phát hiện được một điều rùng rợn. Đó là xác thai nhi hay thi thể của những em bé mới được sinh ra.

Chị Trần Thị Hà (xóm Hồng Thái 1, xã Tân Cương) đã có hàng chục năm làm công việc nhặt rác. Rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn của toàn thành phố được chất lên xe tải chở về chút xuống bãi rác. Thực hiện việc chôn lấp, các xe ủi đẩy rác về phía cuối bãi.

Cầm chiếc móc sắt trên tay, chị Hà lăn lộn lao động trên bãi để tìm, chọn và lấy được càng nhiều vật dụng có thể bán được càng tốt. Lần ấy, khi chiếc móc sắt vừa găm vào một chiếc túi ni lông, như có linh tính, chị chợt nghĩ, rác gì mà sao lại nặng thế. Xé chiếc túi ra để kiểm tra bên trong, chị kêu “ối” một tiếng rồi vứt cả móc sắt lẫn lưng bao tải nhựa gom được mà chạy thục mạng. Trong chiếc túi ni lông ấy chứa một hài nhi. Khi định thần lại, chị cùng những người nhặt rác đã khâm liệm bé gái rồi an táng cho cháu bên sườn đồi.

Sẽ có những thi thể không được nhận ra sẽ bị máy ủi san vùi, chôn lấp cùng rác. Nhưng những người nhặt rác lại tin một điều như an ủi, như tâm linh. Đó là những bao bịch chứa thi thể em bé cứ bắn ra ngoài khi chạm vào gầu máy. Vậy nên, rất nhiều hài nhi đã được phát hiện ở đây. Cuối tháng, rác của thành phố không đưa vào khu chôn lấp nữa mà lại được chuyển vào nhà máy xử lý chất thải rắn Đá Mài. Nhóm người nhặt rác lại vào đứng trên những băng chuyền tải rác để thu gom phế thải. Hôm ấy, chị Hà nhớ là ngày 26/7 âm lịch năm 2017. Đang nhặt rác, chợt chị rùng mình rồi hô hoán mọi người tắt băng tải, giọng chị lạc đi. Trên băng tải có người chết!

Người điều khiển kịp thời tắt nguồn băng chuyển tải ngay trước khi thi thể nạn nhân lọt vào máy ép, xuống lò đốt.

Thi thể em bé được đưa xuống. Do quá trình cọ sát, va đập mà cơ thể đã bị trày xước, gãy vẹo nhiều bộ phận. Mức độ tàn nhẫn của tội ác không thể nào kể lại được. Cháu bé trai nặng khoảng 4 - 5kg bị cho vào ống quần để phi tang trong rác. Như tất cả những lần trước, chị Hà đun nước lá sả, lá bưởi, lá chè tươi để tắm táp, lau rửa sạch sẽ cho em bé rồi tiến hành khâm liệm và mai táng. Chị kể, thằng bé thích lắm, mặt mũi to; tóc đen, dài. Đó là em bé đã được sinh ra nhưng lại không được cho sống. Thương em bé, chị Hà ôm chặt cháu, lã chã hai hàng nước mắt.

Tiết thu bảng lảng, lối lên nghĩa trang hài nhi ở tận cùng bãi rác quánh đặc âm khí. Hoàng Tuấn Ngân là cán bộ phụ trách môi trường của Ban Quản lý dịch vụ công ích đô thị thành phố Thái Nguyên. Anh được phân công phụ trách hoạt động tại bãi rác.

Đưa chúng tôi theo đường mòn lên nghĩa trang, Ngân kể, năm 2018, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo 2 cơ quan là Ban Quản lý dịch vụ công ích đô thị thành phố Thái Nguyên và Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên khẩn trương thực hiện việc xây dựng nghĩa trang để quy tập mộ phần các hài nhi tại khu vực này. Công việc được triển khai nhanh chóng bằng nguồn quyên góp của tập thể cán bộ nhân viên 2 cơ quan và các nhà hảo tâm.

Nghĩa trang nhỏ tọa lạc trên triền đồi, nhìn xuống bãi rác phía dưới. Cổng của khuôn viên nghĩa trang được đặt một tảng đá lớn, khắc hàng chữ “Nghĩa trang hài nhi”. Cánh cổng nghĩa trang mở ra. Ở giữa nghĩa trang, phía trên cùng là cây hương có thập tự giá dành cho những thiên thần bị bỏ rơi theo Thiên Chúa giáo với dòng chữ “Nơi an nghỉ những hài nhi vô danh”. Bên cạnh là một cây hương khác dành cho đạo Phật.

Có hai hàng mộ được xây giật cấp trong nghĩa trang. Những ngôi mộ nhỏ rộng dài chỉ vài chục cm được xây kiên cố và sơn trắng. Trên mỗi ngôi mộ đều đặt một bát hương.

Lặng lẽ đặt hoa, thắp hương tại cây hương xong, Ngân nói, cùng với những ngày lễ, tết, thì tuần rằm, mồng một nào cán bộ của Ban cũng đến thắp hương cho các con.

Từ nghĩa trang nhìn xuống bãi chôn lấp rác khổng lồ phía dưới, chợt thấy quặn lòng khôn xiết. Nơi góc rừng, cuối bãi, ngoài những bé được quy tập về đây, liệu còn biết bao hồn đơn, phách chiếc thơ trẻ bị chôn vùi trong rác!? Kiếp cô hồn bơ vơ, mồ côi ấy liệu có thể nào siêu thoát được không? Về đầu trang

https://nongnghiep.vn/u-o-tieng-khoc-thiet-tha-noi-long-noi-an-nghi-nhung-hai-nhi-vo-danh- d305900.html

11. Trao hơn 50 bộ huy chương Giải Cờ vua trực tuyến

(Giaoducthoidai.vn 24/10, Thanh An)

Ngày 24/10, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã tổ chức tổng kết, trao huy chương cho các vận động viên xuất sắc tại Giải Cờ vua trực tuyến tỉnh Thái Nguyên mở rộng năm 2021.

Tổng kết giải thi đấu cờ vua bằng hình thức trực tuyến lần đầu tiên của tỉnh, Ban tổ chức đã trao 56 bộ huy chương cho các vận động viên xuất sắc.

“Giải đấu đã được tổ chức chu đáo, đảm bảo tiến độ và đạt chất lượng chuyên môn cao. Việc tổ chức bằng hình thức trực tuyến giúp Giải thu hút được nhiều vận động viên, việc tham gia thi

đấu thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19” - Bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đánh giá.

Giải cờ vua trực tuyến tỉnh Thái Nguyên mở rộng năm 2021 diễn ra từ 16/10, tranh tài theo thể thức thi trực tuyến qua phần mềm Zoom, với 2 nội dung Cờ nhanh và Cờ chớp.

Giải thu hút trên 700 vận động viên đến từ 24 tỉnh/thành trong cả nước: Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bến Tre, Hải Dương, Cao Bằng, Cần Thơ, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Bình, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế.

Với hình thức thi đấu này, các vận động viên thi tại tỉnh, trọng tài ở nhiều địa điểm khác nhau của các tỉnh giám sát các trận đấu trực tiếp thông qua phần mềm Zoom do Ban Tổ chức cung cấp.

Giải đấu sử dụng phần mềm chuyên dụng ghi nhận kết quả thi đấu, tự tổng hợp điểm số và công khai kết quả ngay sau khi nội dung thi đấu kết thúc. Về đầu trang

https://giaoducthoidai.vn/the-thao/thai-nguyen-trao-hon-50-bo-huy-chuong-giai-co-vua-truc- tuyen-U6k0wXOnR.html

12. Hành trình lên tuyển của nữ cầu thủ từng nghỉ bóng đá đi bán thuốc thú y

(Laodong.vn 22/10, Hoài Thu)

Tưởng chừng con đường bóng đá của Lê Thị Thuỳ Trang đã khép lại. Nhưng sự thay đổi của bóng đá Thái Nguyên giúp cô tìm thấy nụ cười và từ bỏ hẳn việc đi bán thuốc thú y.

Trong danh sách 34 tuyển thủ nữ Việt Nam tập trung chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2022 tại Tajikistan, bên cạnh những cái tên vốn quen mặt như Hải Yến, Huỳnh Như..., huấn luyện viên Mai Đức Chung còn triệu tập Lê Thị Thuỳ Trang, một cái tên xa lạ với người hâm mộ. Đó là ngày đặc biệt mà cô gái nữ câu lạc bộ nữ Thái Nguyên chưa từng dám nghĩ đến.

Thuỳ Trang gây ấn tượng mạnh bởi vẻ ngoài trẻ trung và bẽn lẽn hơn so với cái tuổi 25 của cô. “Mọi người đều nghĩ em chỉ sinh tầm 2000 trở đi. Nhưng em sinh năm 1996, em từng được lên đội tuyển U.19 Việt Nam cùng với Nguyễn Thị Vạn, Lê Hoài Lương… Nhưng đội tuyển quốc gia thì đây là lần đầu tiên”, Trang chia sẻ.

Con đường bóng đá của Trang không hề diễn ra bằng phẳng như những đồng đội khác. Hay nói cách khác, con đường cô đi gắn liền với những thăng trầm bóng đá Thái Nguyên. Đã có lúc cô gái sinh năm 1996 từng nghĩ đến chuyện từ bỏ bóng đá để đi làm công nhân, đi làm việc tay chân để ổn định cuộc sống. “Trước khi có nhà tài trợ ới, em đã nghỉ bóng đá một thời gian. Khoảng nghỉ của năm mà không có giải, em xin thầy cho nghỉ để đi làm thủ kho ở công ty bán 62

thuốc thú y. Công việc của em ở đó là xuất hàng cho các đại lý khi họ đến mua, nhập hàng lại... Lương ở đó cũng được 4,5 triệu đồng.

Đó là số tiền không nhỏ đối với em để phụ bác trong các việc gia đình. Khi nào tới giải, chuẩn bị tập huấn cho giải thì em xin nghỉ ở công ty để về đội đá. Bóng đá là đam mê lớn nhất của em, em không thể bỏ nó được. Nhiều khi muốn nghỉ hẳn, nhưng rồi thầy và đồng đội gọi, em lại quay lại”. Hơn 11 năm theo nghiệp bóng đá, ở câu lạc bộ vốn chẳng có đầu tư mạnh trong khoảng thời gian trên, thành tích của Trang hầu như không có. Nhưng rồi khi được hỏi tại sao không xin chuyển sang đội khác thi đấu để tìm cơ hội tốt hơn.

Gần 2 năm, bóng đá Thái Nguyên dần thay đổi bộ mặt với sự đầu tư từ nhà tài trợ mới. Thành tích đội bóng áo xanh cũng được cải thiện đáng kể. Bản thân Lê Thị Thuỳ Trang cũng được chuyên tâm vào bóng đá hơn: “Hiện tại em đã nghỉ hẳn ở công ty thuốc thú y để tập trung vào bóng đá”. Gây ấn tượng mạnh với huấn luyện viên Mai Đức Chung tại cúp quốc gia nữ 2021, Thuỳ Trang được ông điền tên vào danh sách 34 tuyển thủ chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2022 tại Tajikistan. Niềm vui khôn tả ấy cô gái 25 tuổi chia sẻ với bác ruột: “Nghe tin được lên tuyển quốc gia, em vui lắm. Em chạy về báo với bác ngay.

Từ lúc bố mẹ em chia tay nhau, em sống với bác, bác là người lo lắng tất cả cho em. Sau đó, em mới nhắn tin cho bố và mẹ để báo tin vui này”. Hành trang lên tuyển của Trang không có nhiều đồ đạc, cô mang cho mình tấm ảnh chụp chung với bác ruột và niềm vui hân hoan được gặp, được chơi bóng cùng những thần tượng Huỳnh Như, Hải Yến.

“Lên tuyển em được gặp, được chơi bóng cùng thần tượng của em là chị Huỳnh Như, chị Hải Yến. Lên đây, mọi thứ đều rất khác so với câu lạc bộ, từ tập luyện, sinh hoạt”.

Khi danh sách 23 tuyển thủ đi Tajikistan công bố, Thuỳ Trang không có tên. Cô đã bật khóc lúc ấy. Cô khóc cho tiếc nuối, khóc bởi cô đã thử, đã 1 lần nỗ lực hết mình. Một hành trình đầy mới

Một phần của tài liệu 25102021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w