III. Kinh tế và phát triển
6. Khai trương bến du thuyền đầu tiên tại Thái Nguyên
Danko Group tổ chức 'Khai trương bến du thuyền đầu tiên tại Thái Nguyên' với chủ đề Thưởng lãm tinh hoa - Phong vị đẳng cấp vào ngày 23/10.
ần đầu tiên thành phố Thái Nguyên xuất hiện bến du thuyền Monaco với sự có mặt của du thuyền Sealine F34, nhập khẩu từ Đức được đặt tại khu đô thị (KĐT) Danko City – Khu đô thị đáng sống bậc nhất Thái Nguyên.
Sự kiện trọng đại này sẽ được Homevina Group phối hợp cùng chủ đầu tư (CĐT) Danko Group tổ chức “Khai trương bến du thuyền đầu tiên tại Thái Nguyên” với chủ đề Thưởng lãm tinh hoa - Phong vị đẳng cấp vào ngày 23/10 sắp tới.
Sự xuất hiện của du thuyền trong lòng KĐT Danko City một lần nữa thể hiện cam kết, uy tín của CĐT Danko Group xây dựng và phát triển những tiện ích cao cấp dành cho toàn bộ cư dân Danko City.
Từ lâu, du thuyền đã được biết đến là những con tàu sang trọng, được trang bị lộng lẫy, xa xỉ và thường phục vụ cho mục đích giải trí, nghỉ dưỡng của giới thượng lưu. Chính vì vậy trên thế giới, bến du thuyền lớn đều tọa lạc tại những khu đô thị phát triển sầm uất hay khu du lịch nổi tiếng nơi tập trung đông đúc giới nhà giàu và có nhu cầu thưởng ngoạn cao như: bến du thuyền Dubai, Sardinia (Italia),Florida (Mỹ) hay cảng Hercule của quốc đảo Monaco…
Tại Việt Nam, có nhiều bến du thuyền ra đời trở thành điểm du lịch hút khách như: bến du thuyền Bạch Đằng (TP. Hồ Chí Minh), bến du thuyền Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), bến du thuyền Nha Trang, bến du thuyền Đà Nẵng …
Với sự xuất hiện của bến du thuyền Monaco sắp tới tại Danko City sẽ giúp Thái Nguyên thoả mãn “cơn khát” sự xa hoa và khác biệt của giới thượng lưu và nâng tầm đẳng cấp của họ.
Được biết, du thuyền của Danko City là du thuyền Sealine F34, nhập khẩu từ Đức,dài hơn 11m, rộng hơn 3m, cao 2 tầng, đầy đủ các phòng chức năng tiện nghi, hiện đạitôn lên vẻ đẹp, sự sang trọng hiếm có của bến du thuyền Monaco trong lòng KĐT.
Với đường nét thiết kế tinh xảo cùng những nội thất sang trọng, du thuyềnhứa hẹn mang đến một không gian lộng lẫy và tiện nghi nhất, giúp cư dân Danko City trải nghiệm đẳng cấp, thưởng lãm tinh hoa trên bến du thuyền Monacocao cấp, xa hoa tại Thái Nguyên.
Tại sự kiện, quý khách sẽ được thả bước dạo trên những con đường thơ mộng của công viên Hồ Mắt Rồng, thưởng thức ly rượu vang trong trong không gian lãng mạn, cũng như có thể ngắm hoàng hôn rực rỡ cuối chiều… Mỗi người cũng có thể đắm chìm vào khung cảnh bến du thuyền
Monaco thơ mộng để cùng check-in, lưu giữ những khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ bên siêu du thuyền sang trọng.
KĐT Danko City được định hướng xây dựng một không gian sống xanh an lành song vẫn đầy sôi động “city in city” giữa lòng thành phố Thái Nguyên, luôn kết nối cộng đồng giúp tối đa hóa mọi trải nghiệm của cư dân. Mặt khác, tận dụng lợi thế cảnh quan công viên Hồ Mắt Rồng rộng gần 2ha với không gian tràn đầy lãng mạn, khoáng đạt nên bến du thuyền được phát triển tại đây, vừa hiện đại, vừa thời thượng, sẽ mang đến chso cư dân những trải nghiệm nhiều thú vị và giá trị khác biệt, không thể nào quên.
Bến du thuyền Monaco sẽ khiến tất cả cư dân thăng hoa cảm xúc khi được đón bình minh hay nhìn ngắm hoàng hôn buông, hòa mình vào bữa tiệc ấm cúng cùng bạn bè người thân và tận hưởng không gian sống rộng mở cùng thiên nhiên xanh mướt. Bến du thuyềnlà một đặc quyền đẳng cấp tại Danko City dành cho toàn bộ cư dân nơi đây. Về đầu trang
https://nongnghiep.vn/khai-truong-ben-du-thuyen-dau-tien-tai-thai-nguyen-d305802.html
7. Ngành chăn nuôi ở Thái Nguyên chồng chất nỗi lo
(Vov.vn 22/10, Mạnh Phương)
Trong khi hàng trăm nghìn con lợn thịt ở Thái Nguyên vẫn chưa được tiêu thụ và bị ép giá, thì những ngày gần đây dịch tả lợn Châu phi cũng đã xuất hiện tại nhiều nơi.
Thời gian gần đây, giá lợn xuất chuồng liên tục lao dốc tại nhiều địa phương trong cả nước, chỉ còn ở mức trên dưới 30.000 đồng/kg. Cùng với đó, nguy cơ dịch tả lợn Châu phi xuất hiện trở lại đã khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Tổng đàn lợn của tỉnh Thái Nguyên có khoảng 655.000 con, hiện đã xuất chuồng được 70%. Từ đầu tháng 10 tới nay, giá thịt lợn hơi liên tục giảm sâu xuống 30.000 đồng/kg, đã khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Ông Mai Văn Tuyến là một trong số nhiều hộ chăn nuôi mô hình gia đình ở xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên, cho biết, giá lợn mấy tháng trước còn được, nay giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại tăng khoảng 3.000 đồng/kg. Hiện trong chuồng còn gần 100 con lợn thịt, ước tính lỗ khoảng 100 triệu đồng.
"Lỗ bình quân mỗi con trừ hết cũng trên 1 triệu đồng/con. Nuôi ít thì lỗ ít, còn mấy người trang trại lớn thì lỗ nhiều. Mấy năm trước dịch, Nhà nước hỗ trợ nhiều, còn bây giờ thì phải tự lo hết" - ông Mai Văn Tuyến cho biết.
Từ tháng 9, giá lợn hơi trong cả nước giảm xuống dưới 50.000 đồng/kg và đến đầu tháng 10 thì chỉ còn 30.000 đồng/kg. So với bình quân năm 2020, giá đã giảm từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg, trong khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng khoảng 40%.
Với giá xuất chuồng này, người chăn nuôi phải bù lỗ trung bình khoảng 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/con. Việc giá lợn xuất chuồng liên tục giảm khiến người chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên cũng như trên cả nước đang phải chịu thiệt hại nặng nề, nhất là đối với khu vực chăn nuôi trang trại. Anh Vũ Hải Hồng, ở xã Đắc Sơn cho biết, còn trên 1000 con lợn chưa được tiêu thụ, khi giá lợn hơi giảm sâu ước tính thiệt hại gần tỷ đồng. Mặc dù giá xuống thấp nhưng vẫn phải xuất chuồng.
"Chúng tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ cho bà con giá cám chăn nuôi. Thời gian gần đây do dịch bệnh, lưu thông khó khăn nên bị thương lái ép giá" - anh Hồng nêu ý kiến.
Hiện ở tỉnh Thái Nguyên có 262 trang trại chăn nuôi lợn, 60 hợp tác xã chăn nuôi hoạt động theo chuỗi, từ tổ chức sản xuất đến giết mổ, tiêu thụ sản phẩm. Có 13 công ty chăn nuôi liên doanh đang chi phối giá thịt lợn hơi, chiếm trên 20% tổng số đàn lợn thịt. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các công ty liên doanh và thương lái đưa ra lý do phải cộng thêm chi phí trong vận chuyển, nhân công bốc vác, chi phí xét nghiệm phòng, chống dịch... để giảm giá thu mua. Ông Dương Văn Hiến, Trưởng Phòng Kinh tế, UBND thị xã Phổ Yên cho rằng, thịt lợn hơi giảm giá là do thực hiện chăn nuôi chưa có quy hoạch cụ thể, chưa đảm bảo cung và cầu. Các doanh nghiệp liên kết chăn nuôi phát triển không ổn định do ảnh hưởng từ Covid-19 nên ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu nên đã dẫn đến tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chậm.
Dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, các bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học, nhà hàng phải đóng cửa nên cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thịt lợn, dẫn đến lợn xuất chuồng giá giảm sâu.
Ông Đồng Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Phổ Yên, cho biết, Thị xã Phổ Yên đang cố gắng tìm nguồn tiêu thụ thịt lợn cho người chăn nuôi. Thị xã cũng đã có kế hoạch tìm kiếm doanh nghiệp, đặc biệt là làm việc với các doanh nghiệp đã ký kết với bà con để tiêu thụ thịt lợn và không ép giá. Samsung là đơn vị trên địa bàn là nguồn tiêu thụ thịt lợn lớn, sắp tới thị xã cũng sẽ làm việc với đơn vị này để làm sao đáp ứng và cung cấp thịt lợn cho Samsung ..
Trong khi hàng trăm nghìn con lợn thịt ở Thái Nguyên vẫn chưa được tiêu thụ và bị ép giá, thì những ngày gần đây dịch tả lợn Châu phi cũng đã xuất hiện tại nhiều nơi. Nỗi lo lại chồng chất nỗi lo đang đè nặng lên đôi vai người chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên Về đầu trang
IV. Văn hóa – xã hội
1. Bài 1: Sai phạm chưa qua, thiên tai còn đó!
(Baovemoitruong.org.vn 25/10, Đức Long – Hậu Thạch)
Mặc dù “bà trùm” than lậu Yên Phước Châu Thị Mỹ Linh cùng đồng phạm đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra do có hành vi “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” tại mỏ than Minh Tiến, thuộc các xã: Na Mao, Minh Tiến và Phú Cường (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), tuy nhiên những hệ lụy còn hiển hiện khiến người dân địa phương vẫn ngày ngày sống trong sợ hãi, đặc biệt trong bối cảnh mùa mưa bão 2021 đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Từ năm 2018, khi Mỏ than Minh Tiến thuộc Công ty Cổ phần Yên Phước bắt đầu đi vào hoạt động đã có những “lùm xùm” về việc nổ mìn, đổ thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương đã được Bảo vệ Rừng và Môi trường thông tin qua bài viết song chưa được giải quyết dứt điểm, thì đến nay lại thêm những “góc khuất” mới lộ diện sau khi Bộ Công an vào cuộc điều tra.
Theo giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh Thái Nguyên cấp năm 2014, thì Công ty được khai thác với trữ lượng 8.500 tấn/năm, thời hạn khai thác đến năm 2031, tổng trữ lượng được phép khai thác là 136.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2019, Công ty ký kết hợp đồng với đại diện Công ty Đông Bắc Hải Dương, cho Công ty Đông Bắc Hải Dương khai thác, chế biến tại Mỏ than Minh Tiến, với khối lượng khai thác ít nhất 400.000 tấn/năm, giá thành khai thác 1 tấn than thành phẩm là 450.000 đồng, thời gian khai thác trong 5 năm kể từ ngày ký. Như vậy, ngay từ khi ký hợp đồng, bị can Châu Thị Mỹ Linh (Tổng Giám đốc Công ty CP Yên Phước) đã để Công ty Đông Bắc Hải Dương khai thác gấp 47 lần công suất cho phép.
Theo đó, từ tháng 3/2019 đến tháng 8/2021, Công ty Đông Bắc Hải Dương đã khai thác sản lượng khoảng 2 triệu tấn than nguyên khai. Bình quân hằng năm, lượng than Công ty này khai thác lậu gấp hơn 120 lần số lượng được phép khai thác.
Để qua mắt cơ quan chức năng, các bị can trong đường dây này đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, trong đó có lập khống hồ sơ nghiệm thu, báo cáo số lượng khai thác với UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường với sản lượng hằng năm đúng bằng với số lượng được cấp phép khai thác. Phần còn lại, hàng triệu tấn than khai thác lậu được các đối tượng tổ chức tiêu thụ trái phép nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên môi trường, phí bảo vệ môi trường. Theo số liệu điều tra ban đầu, số than khai thác lậu mà Công ty CP Yên Phước bán cho Công ty Đông Bắc Hải Dương là hơn 1 triệu tấn, thu về số tiền trên 121 tỷ đồng.
Từ kết quả điều tra này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại Công ty CP Yên Phước, Công ty 32
TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan đến đường dây khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép tại Mỏ than Minh Tiến; đồng thời khởi tố và bắt tạm giam 12 bị can liên quan để điều tra, làm rõ những vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy vậy, đến thời điểm tháng 10/2021, khi phóng viên Bảo vệ Rừng và Môi trường quay trở lại, người dân vùng mỏ vẫn chưa cảm thấy yên lòng bởi còn canh cánh nỗi niềm về những kiến nghị của mình chưa được giải quyết dứt điểm, có những nội dung Công ty CP Yên Phước đã cam kết làm mà chưa thực hiện xong.
Tại xã Na Mao, từ năm 2018 đến hết tháng 7/2021, Công ty đã hỗ trợ tổng số tiền trên 3,8 tỷ đồng cho các hộ dân có công trình xây dựng bị rạn nứt do nổ mìn và các hộ có diện tích lúa, hoa màu, chè bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác. Tuy nhiên theo ông Bùi Văn Soái, Bí thư xóm Ao Soi cho biết: “Đến nay vẫn còn một số hộ có diện tích ruộng, rừng bị ảnh hưởng chưa được nhận hỗ trợ, chưa được khắc phục diện tích đất không thể trồng cây. Tuyến kênh mương dẫn nước tưới cho cánh đồng xóm Ao Soi bị đất đá vùi lấp, Công ty hứa khôi phục hiện trạng nhưng chưa hoàn thiện”.
Với xã Phú Cường, Công ty đã hỗ trợ cho một số hộ dân nhưng còn 11 hộ khác bị ảnh hưởng diện tích lúa ở cánh đồng Đình, xóm Chiềng, cùng với 13 hộ dân sinh sống gần chân núi Hồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bụi than, Công ty cam kết sẽ trả trong tháng 8/2021 nhưng đến nay người dân chưa được hỗ trợ.
“Trước và sau khi mỏ than ngừng hoạt động vì vi phạm, nhân dân chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn đề nghị lên chính quyền các cấp về những nguy hiểm đang rình rập tính mạng, cuộc sống của bà con nơi đây. Vậy nhưng cho đến giờ phút này vẫn chưa có bất cứ cơ quan chức năng nào vào cuộc để giải quyết những vấn đề bức thiết này cho chúng tôi”, bà Triệu Thị Hoài (xóm Chiềng, xã Phú Cường) lo lắng chia sẻ.
Một số cam kết khác với địa phương cũng chưa được doanh nghiệp này thực hiện. Năm 2019, UBND xã Phú Cường đã tiến hành kiểm tra và phát hiện Công ty CP Yên Phước xây dựng công trình, tập kết than ngoài diện tích được UBND tỉnh cho thuê. Vì thế, xã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty và ra Quyết định xử phạt 4.000.000 đồng; yêu cầu Công ty dừng ngay toàn bộ hoạt động đổ thải trên phạm vi đất vi phạm và trả lại hiện trạng ban đầu. Nhưng đến nay, Công ty mới chỉ nộp tiền phạt mà chưa khắc phục hậu quả và tiếp tục đổ thải trên phần diện tích lấn chiếm cho đến khi cơ quan điều tra của Bộ Công an vào cuộc. Ngoài ra, tuyến đường từ trạm điện Na Mấn, thuộc xóm Chiềng nối với tuyến ĐT264 tại lý trình km7+790 thuộc địa bàn xóm Khuân Thông, xã Phú Cường đã được UBND tỉnh chấp thuận vị trí đấu nối và UBND xã Phú Cường đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, theo kế hoạch hoàn thành vào trung tuần tháng 7 nhưng đến nay chưa xong.
Tuyến đường có chiều dài trên 440 m, rộng 10 m, do nhân dân hiến đất với tổng diện tích gần 2.200 m², tổng kinh phí đầu tư xây dựng trên 3,2 tỷ đồng do Công ty CP Yên Phước cam kết đầu tư. Hiện, nhà thầu mới thực hiện việc đào vét đất hữu cơ, thi công xong 1 cống ngang đường và đổ đất lu đắp nền đường dang dở…
Không chỉ gây bụi bẩn, nứt nhà, Công ty còn ngang nhiên sử dụng đất vượt chỉ giới được Nhà nước cho thuê hơn 87.000 m², trong đó có hơn 6.000 m² đất công của xã Phú Cường; hơn 17.000 m² đất rừng sản xuất và trên 14.000 m² đất chưa sử dụng của xã Na Mao; gần 50.000 m² đất rừng sản xuất của người dân xã Na Mao. Trụ sở Văn phòng Công ty cũng được xây dựng trên diện tích nằm ngoài chỉ giới cho phép.
Người dân và chính quyền địa phương cho biết, sau khi “bà trùm” bị khởi tố, mặc dù mỏ than đã dừng hoạt động nhưng cả núi đất thải và than tồn vẫn sừng sững ở đó, đặc biệt trong thời điểm mùa mưa bão 2021 đang có nhiều diễn biến phức tạp, sau mỗi trận mưa đều kéo bùn, đá xuống diện tích đất sản xuất của bà con. Về lâu dài, diện tích ảnh hưởng sẽ ngày càng lan rộng