Thăm hỏi, tặng gạo cho khu cách ly

Một phần của tài liệu 25102021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 54)

IV. Văn hóa – xã hội

6. Thăm hỏi, tặng gạo cho khu cách ly

(Nông thôn ngày nay 23/10, tr8, Đức Thịnh)

Mới đây, Hội ND tỉnh Thái Nguyên phối hợp Hội ND huyện Đồng Hỷ đã đến thăm và trao 1.260kg gạo cho công dân đang thực hiện cách ly tại khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện. Đây là số gạo do Hội ND tỉnh phát động, hưởng ứng thực hiện Chương trình “Triệu phần quà đại đoàn kết, tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch Covid-19.

Tại nơi đến thăm, lãnh đạo Hội ND tỉnh, huyện cũng đã chia sẻ những khó khăn, vất vả với lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung, đồng thời gửi lời thăm hỏi, động viên bà con đang thực hiện cách ly tập trung và yêu cầu chấp hành tốt việc cách ly theo quy định.

Đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm hỗ trợ và san sẻ với các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trở về từ các tỉnh miền Nam, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid –19, đang thực hiện cách ly tại khu cách ly tập trung của huyện. Về đầu trang

7. Cổ Pháp - vùng quê gắn liền với tuổi thơ vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt

(Danviet.vn 25/10, Hà Thanh - Kiều Hải)

Thôn Cổ Pháp (xã Tiên Phong, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) ngày nay là quê hương của Lý Nam Đế - vị hoàng đế đầu tiên trong nghìn năm sử Việt. Đặc biệt, tại thôn Cổ Pháp có chùa Hương Ấp, là ngôi chùa gắn với tuổi thơ của "chú tiểu" Lý Bí cách đây 15 thế kỷ.

Lý Nam Đế (Lý Bí) là bậc anh hùng hào kiệt, có công đánh đuổi giặc Lương, khai sinh ra nhà Tiền Lý. Sau khi lên ngôi, ông lấy niên hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong nghìn năm sử Việt.

Qua quá trình dài tìm hiểu, các nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định, quê hương của Lý Nam Đế ngày nay thuộc thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Làng Cổ Pháp có chùa Hương Ấp. Đây không những là ngôi chùa cổ, mà còn là nơi Lý Nam Đế đã gắn bó trong suốt quãng thời gian thơ ấu. Không ai biết chính xác ngôi chùa cổ có từ khi nào, nhưng đoán chừng phải được xây dựng trước năm 503.

Theo tương truyền, khi Lý Bí 5 tuổi đã mồ côi cha, đến 7 tuổi lại mồ côi mẹ. Do đó, Lý Bí được người chú ruột đón về chăm sóc.

Một ngày nọ, có vị Pháp tổ thiền sư đến chùa Châu Ấp (Hương Ấp) làm lễ, trông thấy Lý Bí có diện mạo khôi ngô, tuấn tú. Thiền sư liền xin Lý Bí về làm "con nuôi cửa Phật" để dạy bảo, học hành.

Đến năm 13 tuổi, Lý Bí theo Pháp tổ thiền sư về tu hành tại chùa Giang Xá (nay thuộc thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Chùa Hương Ấp tọa lạc trên đỉnh núi Chùa, phía trước có ngòi Gạo, núi Cao Vương, đồng Tráng, gò Cỗ Xôi. Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử và nhiều lần trùng tu, sửa chữa, nhưng chùa Hương Ấp vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Trong chùa hiện tại, ngoài nhà chính thờ Phật, nhà bên trái thờ Mẫu, bên phải còn có ngôi nhà nhỏ 3 gian thờ tượng vị Pháp tổ thiền sư đã có công nuôi dạy Lý Bí.

Ngoài ra, trong chùa Hương Ấp còn lưu giữ nhiều cổ vật xưa như: Ấm chén, bát đĩa, đồ gốm sứ,... và những đồ vật bằng đá của các thời kỳ trước.

Ngoài chùa Hương Ấp, còn có đền Mục - di tích lịch sử tiêu biểu thờ Lý Nam Đế, chùa Mãn Tăng - nơi lưu giữ những truyền thuyết, huyền thoại gắn với Lý Nam Đế tạo thành quần thể di tích Lý Nam Đế.

Ngoài ra, còn có một số địa danh khác trong quần thể liên quan đến sự nghiệp đánh giặc cứu nước của Lý Nam Đế như: Cánh đồng Tráng, bãi quần ngựa, đồi Cao Vương…

ới những giá trị lịch sử đó, năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng đền Mục và chùa Hương Ấp là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đến năm 2016, chùa Mãn Tăng cũng được UBND tỉnh Thái Nguyên xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Vào những dịp lễ tết, người dân trong vùng vẫn đến đây thắp hương, khấn vái để cầu phúc, cầu may. Đặc biệt là vào dịp tháng Giêng hằng năm, dân làng lại tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động và các trò chơi dân gian để tưởng nhớ vị vua đã có công đánh đuổi giặc Lương đô hộ.

Tuy không nhớ làng Cổ Pháp có từ thời nào, nhưng các cụ trong làng vẫn truyền lại và duy trì quy ước: Đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau, giữ gìn tập tục truyền thống của làng.

Vì vậy, theo truyền thuyết kể lại, đã có lần dân làng phải phiêu tán, bỏ làng chạy dạt sang đất gò bãi của huyện Hiệp Hòa. Dù khai hoang lập ấp mới, họ vẫn căn dặn con cháu phải giữ lấy nếp xưa qua câu tục ngữ: "Cổ Pháp thế nào, Sôn Giao thế ấy". Đến nay, tuy thời gian lịch sử đã phai mờ, nhưng quan hệ giữa các làng vẫn còn khăng khít.

Ông Nguyễn Hữu Chinh – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tiên Phong cho biết, Cổ Pháp là một trong những làng cổ nhất trong vùng hiện nay. Đây cũng là nơi phát triển nhất về văn hóa đền chùa của thị xã Phổ Yên.

Trong thời kỳ khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám chống thực dân Pháp đô hộ, làng Cổ Pháp là địa điểm vô cùng quan trọng của ATK2. Ngôi làng là địa điểm đưa đón quân, phục vụ hậu cần cho nghĩa quân Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang).

Đây cũng là ngôi làng duy nhất được tặng Bằng khen có công với nước vì có đóng góp lớn trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc.

Làng Cổ Pháp ngày nay vẫn giữ được khá nhiều công trình cổ còn nguyên vẹn như văn chỉ, cổng làng... Ngày nay, dân làng vẫn giữ được những phong tục do ông cha truyền lại. Vào các dịp lễ lớn trong năm, dân làng lại làm chè lam, bánh tẻ, cơm hòm…đều là những món ăn được dùng làm quân lương của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám thời trước.

Ông Nguyễn Văn Vùng -cán bộ nghỉ hưu cho biết, xưa kia tại làng Cổ Pháp có ngôi đình lớn nhất trong vùng.

Nhưng đến năm 1947, do có chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên ngôi đình bị dỡ ngói đi để phục vụ kháng chiến chống Pháp. Sau này, tuy cũng có chủ trương lợp lại mái đình, nhưng do kháng chiến trường kỳ nên không thể phục hồi, ngôi đình cũng dần mai một.

Ông Nguyễn Văn Vùng -cán bộ nghỉ hưu cho biết, xưa kia tại làng Cổ Pháp có ngôi đình lớn nhất trong vùng.

Nhưng đến năm 1947, do có chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên ngôi đình bị dỡ ngói đi để phục vụ kháng chiến chống Pháp. Sau này, tuy cũng có chủ trương lợp lại mái đình, nhưng do kháng chiến trường kỳ nên không thể phục hồi, ngôi đình cũng dần mai một. Về đầu trang

https://danviet.vn/thai-nguyen-co-phap-vung-que-gan-lien-voi-tuoi-tho-vi-hoang-de-dau-tien- cua-nuoc-viet-20211022121649691.htm

8. Đến nơi này, khách vừa thưởng thức trà ngon, vừa nghe hát Then "đậm vị"

(Danviet.vn 23/10, Hà Thanh - Kiều Hải)

Chị Nguyễn Thị Hương Vân đã có sự sáng tạo khi kết hợp xây dựng không gian trưng bày và không gian thưởng trà ngay tại HTX Hương Vân Trà của mình. Không gian thưởng thức trà và nghe hát Then được chị Vân xây dựng và ra mắt tại tổ 11, phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên).

Nhờ vậy, khách dừng chân ở không chỉ được thưởng thức trà, mà còn được lắng nghe những điệu Then say đắm lòng người. Sinh và lớn lên ở mảnh đất Thái Nguyên, dù gia đình không có truyền thống làm trà, nhưng chị Nguyễn Thị Hương Vân vẫn đam mê và yêu cây chè đến lạ. Thuở nhỏ, chị Vân thường đi hái chè đổi công cho bà con trong vùng. Khi lớn lên hơn và đi học, chị đã biết thu mua chè và đạp xe đi bán lẻ khắp các vùng quê của Thái Nguyên.

Sau hơn chục năm xây dựng thương hiệu trà Hương Vân, đến năm 2020, chị Nguyễn Thị Hương Vân đã quyết định thành lập HTX Hương Vân Trà để khẳng định uy tín của sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, HTX Hương Vân Trà có tất cả 13 thành viên tham gia, đều là những người trồng chè của vùng đất Tân Cương. Theo chị Vân, hiện vùng nguyên liệu chè của HTX có diện tích trên 10ha. Diện tích chè này chủ yếu được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 5ha đang áp dụng trồng theo hướng hữu cơ.

Do vậy, các sản phẩm trà Hương Vân có đặc điểm là vị man mác, không sặc mùi, càng uống càng hậu đậm. Bắt đầu từ năm 2020, HTX Hương Vân Trà mở rộng diện tích trồng chè và sắp tới sẽ tăng quy mô sản xuất chè theo hướng hữu cơ.

Chị Vân cho biết, để sản phẩm trà đạt chất lượng thì nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình hái chè vô cùng quan trọng. Phải lựa chọn thời điểm hái chè và ngày giờ thích hợp.

"Chỉ nên hái chè vào thời điểm sáng sớm khi chưa có ánh nắng mặt trời. Khi đó là thời điểm búp chè còn đọng lại nhiều chất dinh dưỡng nhất," chị Vân cho hay.

Hiện HTX có 3 sản phẩm chính là Ngọc Xuân trà (trà đinh cao cấp) được bán với giá từ 3 – 5 triệu đồng/kg, Tam Phúc trà (trà móc câu) có giá bán 500.000 – 800.000 đồng/kg và Hương Vân trà (trà tôm nõn) có giá bán từ 800.000 – 1,5 triệu đồng/kg.

Trong thời gian tới, HTX sẽ cho ra những dòng sản phẩm có giá trị cao hơn, từ 8 – 10 triệu đồng/kg.

Hiện tại, thị trường sản phẩm của HTX đang bao phủ toàn quốc, trong đó tập trung chủ yếu ở một số tỉnh như: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh…

Trong năm 2021, HTX Hương Vân Trà đã đưa 3 sản phẩm đi tham dự OCOP nhằm tạo uy tín cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Cũng trong năm 2021, sản phẩm Ngọc Xuân trà của HTX vinh dự được tôn vinh là một trong 27 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên. Đến Hương Vân Trà, du khách thập phương không chỉ được đi tham quan những đồi chè xanh bát ngát, mà còn có dịp thưởng thức những làn điệu dân ca say đắm, vấn vương lòng người.

Bắt đầu từ tháng 8/2019, HTX Hương Vân Trà đã xây dựng không gian trưng bày và phòng thưởng trà tại tổ 11, phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên với tổng diện tích gần 1.000m2. Giám đốc HTX Hương Vân Trà chia sẻ, tại đây, khách hàng vừa có thể thưởng thức trà, vừa được lắng nghe những điệu Then từ các nương ca.

Đến với không gian này, không chỉ là cơ hội để du khách thưởng thức trà ngon mà còn là dịp để giao lưu, gắn kết tình cảm giữa con người với nhau qua từng chén trà, câu hát. Hiện nay, HTX Hương Vân Trà là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xây dựng không gian văn hóa trà đậm bản sắc dân tộc với mục đích kết nối cộng đồng và du lịch cộng đồng.

Trong thời gian tới, HTX Hương Vân Trà định hướng sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu. Từ đó, đáp ứng việc bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con trong vùng. Về đầu trang

https://danviet.vn/thai-nguyen-den-noi-nay-khach-vua-thuong-thuc-tra-ngon-vua-nghe-hat-then- dam-vi-20211024090207479.htm

9. Có một dòng chảy văn hóa trong nghệ thuật múa dân tộc

(Baodantoc.vn 23/10, Thanh Hoa)

Tiếp thu tinh hoa thế giới để làm các điệu múa dân gian dân tộc gần gũi với đời sống hiện đại rất cần sự khai phá và có chọn lọc của những nhà nghiên cứu, biên đạo và các nghệ sĩ biểu diễn. Múa dân tộc là thứ ngôn ngữ được dùng để biểu đạt những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của từng tộc người, được gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động.

Nhiều điệu múa của đồng bào DTTS đã vượt ra khỏi không gian, môi trường sống của đồng bào để trở thành tác phẩm múa chuyên nghiệp, trở thành khuôn mẫu, chuẩn mực trong chương trình, giáo trình đào tạo nghệ thuật múa của các trường văn hóa nghệ thuật trên cả nước... trở thành di sản của quốc gia, dân tộc, như: Múa nón Thái, múa Cơ Tu, Chàm rông, roong chiêng, múa sạp, múa ô, múa khèn Mông...

Các biên đạo múa khai thác ngôn ngữ, chất liệu múa tồn tại trong đời sống của các DTTS hoặc dựa vào những nét riêng trong phong tục, tập quán và lối sống của đồng bào để xây dựng thành các tác phẩm múa biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp. Ví dụ ở tác phẩm múa “Khèn núi”, chỉ dựa vào một số động tác múa khèn của các chàng trai dân tộc Mông, biên đạo Nguyễn Trung Hưng đã biến chiếc khèn nhỏ bé thành đạo cụ hữu hiệu (là chiếc khèn với kích cỡ lớn), vừa tôn vinh được nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc Mông, vừa mang hơi thở của cuộc sống đương đại.

Hoặc ở tác phẩm “Men tình” của biên đạo Quỳnh Dương- Kim Chung cũng đã dẫn dắt người xem đến với nét văn hóa độc đáo của người Mông với chiếc khèn, chiếc ô xúng xính xuống chợ ngày xuân để hòa mình vào điệu múa, tiếng khèn rộn rã, vui tươi của âm điệu núi rừng.

Chiếc khăn piêu dịu dàng, tình tứ của người con gái Thái cũng đã trở thành nét chấm phá làm nên tác phẩm “Cút Piêu-Cút tình” của biên đạo Hồ Thanh Thanh. Không ôm đồm, khoe kĩ xảo, kĩ thuật trong thể hiện ngôn ngữ mà chỉ lấy chất liệu là một số động tác, bước đi của các cô gái Thái và dải khăn piêu, biên đạo đã biến chuyển đội hình, tuyến chuyển động một cách linh hoạt…, tạo cho người xem thấy được nét dịu dàng, duyên dáng, đặc biệt là tôn vinh được hình ảnh chiếc khăn piêu - một biểu tượng văn hóa của người dân tộc Thái.

Với tác phẩm “Sắc màu bản Dao” của biên đạo Thu Hà và Mai Thanh do Đoàn Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên biểu diễn trong Cuộc thi Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2012 cũng đem lại cho khán giả một ấn tượng thật sinh động, đầy màu sắc của một tộc người trên vùng đất Đông Bắc. Với những bộ trang phục rực rỡ của đồng bào dân tộc Dao trong những ngày lễ, tết cổ truyền, bằng ngôn ngữ múa dung dị của dân tộc Dao, với tuyến chuyển động đội hình khi ngang, khi chéo, khi đan xen một cách khéo léo, nhuần nhị…khiến người xem vô cùng yêu thích.

Tập quán dệt sợi, thêu may trang phục của các cô gái Lô Lô cũng được biên đạo Hoàng Loan khai thác làm chất liệu chủ đạo xây dựng nên tác phẩm múa “Se sợi” hấp dẫn, cuốn hút người xem và tôn vinh được nét văn hóa độc đáo của người Lô Lô. Đức tính cần cù, chăm chỉ của người con gái Lô Lô được bộc lộ rõ nét qua bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mĩ tinh tế trong từng đường may, nét thêu trên những bộ trang phục sặc sỡ, sinh động của đồng bào.

Dáng ngủ ngồi của người Rục cũng đã được biên đạo Ánh Tuyết khai thác, phát triển làm chất liệu, nền tảng xây dựng nên ngôn ngữ múa trong tác phẩm “Nguy nhấp”… Tuy nhiên, tác giả không dựa trên vốn ngôn ngữ, động tác múa có sẵn của tộc người để dàn dựng tác phẩm mà dựa vào tập tục văn hóa tộc người để làm cơ sở hình thành ngôn ngữ múa. Theo đó cũng đã tạo hiệu ứng nghệ thuật cho tác phẩm, đồng thời giới thiệu tới người xem một tập tục văn hóa độc đáo của người Rục…

Có thể nói, trong đời sống xã hội toàn cầu hóa và xu thế hội nhập như hiện nay thì bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm “động” và “mở”. Đối với nghệ thuật múa cũng vậy, chúng ta không nên đồng nhất bản sắc dân tộc trong múa với “cái cũ”, cái “nguyên gốc” của tộc người. Bản sắc văn hóa dân tộc, ngôn ngữ múa dân tộc luôn chứa đựng trong nó sự kế thừa của quá khứ, sự vận động của hiện tại và sẵn sàng đón nhận sự đổi mới từ tương lai. Về đầu trang

https://baodantoc.vn/co-mot-dong-chay-van-hoa-trong-nghe-thuat-mua-dan-toc-

Một phần của tài liệu 25102021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w