3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Vườn Quốc gia Hoàng liên
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích ban đầu là 5.000ha. Năm 1994 diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên được mở rộng lên 29.845 ha và trong năm 1994, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 39/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai và trực thuộc Chi cục kiểm lâm Lào Cai. Năm 1997 Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên lại được điều chỉnh: khu vực Than Uyên được quy hoạch trực thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà,diện tích khu Bảo tồn Hoàng Liên khi đó chỉ còn 19.991 ha. Năm 1998, ranh giới khu Bảo tồn lại được điều chỉnh thêm một phần của xã Bản Hồ và diện tích khi đó là 24.658 ha. Về Cơ cấu tổ chức bộ lúc bấy giờ chỉ có 14 cán bộ, trong đó có 04 Kiểm lâm kiêm nhiệm và 10 cán bộ trực tiếp; trình độ cán bộ gồm
5 kỹ sư lâm nghiệp, còn lại là cán bộ trung cấp. Cơ cấu tổ chức gồm Ban giám đốc 02 người, một Ban quản lý dự án, khối văn phòng gồm: Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật, Phòng Tổ chức hành chính và tài vụ.
Ngày 12/7/2002 Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã chính thức chuyển hạng thành Vườn Quốc gia Hoàng Liên theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích là 29.845ha. Ngày 13/9/2002, UBND tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định số 391/2002/QĐ-UB quy định, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của VQG Hoàng Liên tỉnh Lào Cai. Trong đó quy định: VQG Hoàng Liên là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND tỉnh Lào Cai; chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử
dụng VQG Hoàng Liên theo đúng quy chế quản lý rừng đặc dụng. VQG Hoàng Liên chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp & PTNT, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai.
Ngày 27/09/2002 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai ra Quyết định số 3274/2002/QĐ-UB, về việc thành lập Ban quản lý VQG Hoàng Liên trực thuộc UBND tỉnh Lào Cai.
Về vị trí: VQG Hoàng Liên khi mới thành lập nằm trên địa bàn các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ (huyện Sa Pa) và một phần các xã Mường Khoa, Thân Thuộc (huyện Than Uyên), tỉnh Lào Cai.
Ngày 26/11/2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH11, trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên đồng thời chuyển huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu. Do đó phần diện tích VQG Hoàng Liên thuộc huyện Than Uyên được chuyển về huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Năm 2008 huyện Tân Uyên được thành lập, diện tích VQG Hoàng Liên trên địa bàn tỉnh Lai Châu thuộc xã Phúc Khoa, Trung Đồng huyện Tân Uyên.
Về diện tích: Khi thành lập VQG Hoàng Liên có tổng diện tích là: 29.845 ha. Trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 11.875 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 17.900 ha; Phân khu hành chính, du lịch, dịch vụ: 70,0 ha. Diện tích vùng đệm là 38.724 ha, bao gồm: Thị xã Sa Pa, các xã Sa Pả, Lao Chải, Hầu Thào, Sử Pán, Bản Hồ, Nậm Sài, Nậm Cang (huyện Sa Pa); xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn); xã Hố Mít, Thân Thuộc, Mường Khoa (huyện Than Uyên) và các xã Bản Pho, Bình Lư (huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu).
Năm 2006, theo kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, thì ranh giới VQG Hoàng Liên có sự điều chỉnh lại còn 28.476,21 ha. Trong đó thuộc tỉnh Lào Cai là 20.976,2 ha và thuộc tỉnh Lai Châu quản lý là 7.500 ha.
Ngày 23/5/2013 UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 1255/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Hoàng Liên giai đoạn 2013 – 2020 theo đó tổng diện tích tự nhiên VQG Hoàng Liên là 28.509 ha. Trong đó phần địa giới hành chính tỉnh Lào Cai là 21.009 ha. Phần địa giới hành chính tỉnh Lai Châu là 7.500 ha trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10.848,45 ha (tỉnh Lào Cai là 6.227,21 ha, tỉnh Lai Châu là 4.621,24 ha); Phân khu phục hồi sinh thái là 17.607,87 ha (tỉnh Lào Cai là 14.729,17 ha, tỉnh Lai Châu là 2.878,70 ha); Phân khu hành chính dịch vụ là 52,68 ha nằm trên địa giới tỉnh Lào Cai.
Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu có 02 xã là vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên là xã Phúc Khoa và xã Trung Đồng với tổng diện tích đất có rừng thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia là 6.895,78 ha (Trong đó xã Phúc Khoa: 5.137,03 ha; xã Trung Đồng: 1.758,75 ha)