3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.6. Một số đề xuất để đẩy mạnh công tác tuyên truyền:
- Tuyên truyền giáo dục là một trong những nội dung hoạt động rất quan trọng trong quản lý rừng cộng đồng. Nó không chỉ giúp người dân, mà còn giúp chính các cán bộ làm công tác tuyên truyền tự nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ rừng. Khi người dân và chính quyền địa phương nâng cao được nhận thức, tự nhận ra được những giá trị của tự nhiên để họ tự cải thiện hành vi đối xử với tự nhiên thì khi đó công tác bảo tồn sẽ thành công và tài nguyên thiên nhiên sẽ được ổn định, bền vững.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ lâm nghiệp và Kiểm lâm phụ trách địa bàn ở cấp xã.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục có sự tham gia của người dân, xây dựng các câu lạc bộ về bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội.
- Tuyên truyền về vai trò của rừng đối với đời sống xã hội, nêu lên thực trạng tài nguyên rừng của địa phương hiện nay, những nguyên nhân, hậu quả mất rừng và những thách thức về lâm nghiệp trên địa bàn.
- Thu hút những người có khả năng tuyên truyền tham gia như: Trưởng thôn, cán bộ Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, giáo viên và những người địa phương.
- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.
- Tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu được chức năng, vai trò của VQG Xuân Sơn, lý do cần bảo vệ ĐDSH, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên .Xây dựng pa nô, áp phích, tranh cổ động tuyên truyền rộng rãi ở những nơi công cộng về công tác bảo vệ rừng.
- Đưa giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường học, đồng thời phát hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ