Theo đài RFI, dịch COVID-19 đang làm xáo trộn chuỗi cung ứng của toàn cầu, gây trở ngại cho cỗ máy sản xuất của thế giới. Chứng khoán từ Âu sang Á tụt giảm, một phần lớn người lao động Trung Quốc được nghỉ phép dài hạn ngoài ý muốn. Nhiều chuyên gia cho rằng, khủng hoảng dịch bệnh lần này là cơ hội để xem xét lại mô hình toàn cầu hóa.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire, dịch này đang thay “thay đổi luật chơi” trên bàn cờ thương mại và kinh tế của thế giới. Thậm chí, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn hy vọng đây là thời điểm để những tập đoàn đã di dời cơ sở sản xuất ở hải ngoại trở về nguyên quán, “tái công nghiệp hóa” lại một số vùng và lãnh thổ ở Mỹ.
Thực ra, mọi việc không đơn giản. Trong một thế giới đã “toàn cầu hóa” trong gần 25 năm qua, Trung Quốc từng bước trở thành “công xưởng của thế giới”. Nhân công rẻ, luật lao động không quá khắt khe và dân số hơn 1 tỷ người là động cơ thúc giục các công ty quốc tế, bất luận lớn hay nhỏ ồ ạt di dời cơ sở sang Trung Quốc. Làn sóng dời cơ sở sản xuất đó không dừng lại ở Trung Quốc mà đã lan sang tất cả những quốc gia đang phát triển có tiềm năng. Ngành dệt may chủ yếu hướng tới Ấn Độ, hay Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan hay Tunisia. Ấn Độ cũng là bãi đáp lý tưởng của các công ty tin học. Một hãng sản xuất giầy nổi tiếng của Pháp cũng đã đóng cửa các nhà máy tại bản địa để chuyển sang sản xuất ở Trung Quốc với giá thành rẻ hơn. Thêm vào đó, các nước đã liên kết chặt chẽ với nhau đến mức để sản xuất ra một chiếc ô tô, tất cả các phụ tùng và trang thiết bị điện tử...được chế tạo và nhập khẩu từ 35 quốc gia khác nhau. Chỉ cần một trong số các đối tác đó gặp nạn, như lần này là trường hợp của Trung Quốc là cũng đủ để cả hệ thống sản xuất của thế giới bị “trật đường ray”. Hơn nữa, cũng chính vì yếu tố “đan kết chặt chẽ” này mà chính quyền Trump không thể phạt Huawei của Trung Quốc mà không làm tác hại đến ngay các công ty của Mỹ trong ngành điện tử và viễn thông.
Trong bối cảnh như vậy, theo nhiều nhà phân tích, dịch COVID-19 gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng không thể dẫn đến việc xem xét lại mô hình “kinh tế toàn cầu hóa” và sự phân công lao động quốc tế đó. Bởi vì giới đầu tư, vì lợi nhuận, lúc nào cũng sẵn sàng đi rất xa để kiếm lời. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng giúp đưa tất cả mọi người cùng trở về với thực tế đó là chỉ số chứng khoán đã liên tục tăng mạnh từ hơn 7 năm qua để rồi mức rủi ro vỡ bong bóng được thẩm định là còn cao hơn cả so với thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính 2008. Vì virus chủng mới này, chỉ số tài chính từ Milano đến Hong Kong, Thượng Hải hay Tokyo đã liên tục mất giá. Tại Wall Street, COVID-19 chn đứng nhịp độ tăng đều đặn của chỉ số Down Jones vốn được xem là hàn thử biểu đo lường sức mạnh kinh tế của Mỹ. Một số nhà phân tích không loại trừ khả năng virus này đang làm hạ
nhiệt tình hình trên các sàn chứng khoán, ngược lại cũng có tiếng nói cho rằng, nếu kéo