Theo đài BBC, đảng Dân chủ Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng bản sắc khi đang xoay sở tìm ra hướng đi để đối đầu với Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11 tới.
Sự căng thẳng giữa hai phe, một bên được gọi là phe cấp tiến, bị cho là thiên tả do Bernie Sanders và Elizabeth Warren dẫn đầu và còn lại là phe ôn hòa, được cho là trung lập hơn Amy Klobuchar và Pete Buttigieg. Nhưng thực tế ai thiên tả hơn, ai trung lập hơn? Những vấn đề cụ thể cần phân tích và so sánh các chính trị gia hiện tại với những lãnh đạo khác trong lịch sử để đánh giá họ trên quang phổ chính trị.
Thuế
Thuế sẽ luôn là vấn đề chính trị nóng bỏng ở Mỹ. Vào năm 1992, Bill Clinton vào Nhà Trắng với một kế hoạch khá tham vọng để đảo ngược nhiều đợt cắt giảm thuế thời Ronald Reagan, nhưng Clinton cũng ban hành lệnh cắt giảm thuế cho lớp trung lưu. Các chính trị gia Dân chủ ngày nay còn quyết liệt hơn.
Amy Klobuchar, người tiêu biểu cho vị trí “trung lập ôn hòa” muốn tăng thuế lên các doanh nghiệp, nhưng không phải quay trở lại mức thuế trước thời đại của Trump, và đảm bảo rằng các tỷ phú phải đóng thuế ít nhất 30% trên thu nhập. Michael Bloomberg muốn đánh thêm 5% thuế đối với những ai có lợi tức vượt ngưỡng 5 triệu USD, một phần của kế hoạch mà ông nói sẽ giúp thu về 5 nghìn tỷ USD. Nhưng có những kế hoạch còn tham vọng hơn.
Elizabeth Warren đề xuất một khoản thuế đối với tất cả những người có tài sản trên 50 triệu USD - bao gồm bất động sản, chứng khoán, tất cả mọi thứ - chính sách sẽ tài trợ cho các chương trình giáo dục và chăm sóc sức khỏe của bà.
Ở bên kia Đại dương, cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher cũng ra ranh giới chặt chẽ với chính sách bảo thủ của bà về giảm thuế và xóa bỏ các quy định.
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe, vấn đề hàng đầu của nhiều cử tri Dân chủ, là nguồn tranh luận sôi nổi cho tất cả các ứng cử viên năm 2020. Sự khác biệt lớn nhất là giữa các ứng cử viên như Pete Buttigieg, người ủng hộ việc xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế do chính phủ điều hành để cạnh tranh với công ty tư nhân và Sanders, người muốn có một hệ thống y tế phổ quát do chính phủ điều hành để thay thế tất cả các hãng bảo hiểm tư nhân. Warren ban đầu tán thành kế hoạch của Sanders, nhưng gần đây bà kêu gọi một hướng đi tiệm tiến hơn để đạt được điều này.
Obama từng cân nhắc hệ thống bảo hiểm công (và giờ được Buttigieg ủng hộ) khi thúc đẩy Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc sức khỏe (Affordable Care Act) được Quốc hội thông qua năm 2010, nhưng nó đã là 10 năm trước. Ngay cả bây giờ, tất cả các đảng Dân chủ, không ai ủng hộ một hệ thống chăm sóc sức khỏe hoàn toàn do chính phủ điều hành như hệ thống NHS của Vương quốc Anh, mà ngay cả Thủ tướng bảo thủ, ông Boris Johnson cũng hết lòng tự hào.
Di trú
Cựu Tổng thống Barack Obama ủng hộ mạnh mẽ cải cách nhập cư, bao gồm việc cho phép nhiều cư dân Mỹ không có giấy tờ trở thành công dân, nhưng cũng tăng cường thực thi luật di trú Mỹ và tăng việc xuất những người mới nhập cư và có tiền án. Phó Tổng thống của ông lúc đó là Joe Biden, bảo vệ những chính sách của Obama và hứa sẽ khôi phục các chính sách của ông sau những thay đổi quá cứng rắn của Donald Trump.
Cựu ứng cử viên Julian Castro là người đầu tiên đề xuất bãi bỏ đạo luật quy định việc nhập cảnh vào Mỹ không có giấy tờ là một hành vi phạm tội. Julian Castro sau đó tuyên bố ủng hộ Warren và Warren đã chấp nhận đề xuất của ông, cũng như ủng hộ việc loại bỏ các trung tâm giam giữ người nhập cư tư nhân, và ủng hộ phong trào từ chối hợp tác với quan chức kiểm soát di trú liên bang của các nơi tự công bố là “thành phố trú ẩn”.
Ở phía bên kia của quang phổ chính trị là Nigel Farage, cha đẻ của Brexit, và là một kẻ thù của các chính sách nhập cư của Liên minh châu Âu (EU).
Chính sách đối ngoại
Một trong những cuộc tranh luận quyết liệt của Đảng Dân chủ hồi tháng 1 vừa qua ở Iowa là giữa Joe Biden và Bernie Sanders về việc Mỹ nên tham gia vào Trung Đông như thế nào và sự cần thiết phải duy trì lực lượng quân sự của Mỹ ở nước ngoài.
Khác biệt quan điểm giữa Biden, từng là cựu chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện và Sanders, chính trị gia từng là nhà hoạt động ủng hộ hòa bình với thâm niên hàng chục năm, được thể hiện rõ ràng trong sự ủng hộ của Biden và sự phản đối của Sanders với nghị quyết ủy quyền của Chiến tranh Iraq năm 2002.
Tulsi Gabbard không tham gia vào cuộc tranh luận đó, nhưng bà chắc chắn là người có quan điểm không can thiệp mạnh mẽ nhất trong nhóm Dân chủ. Là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Iraq, Gabbard thường xuyên lên tiếng chống lại những gì bà gọi là những cuộc chiến “thay đổi chế độ” không bao giờ kết thúc của Mỹ.
Có thể nói Gabbard là người đồng chí hướng với lãnh đạo Lao động của Anh, Jeremy Corbyn. Trong khi đó, quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson, kiến trúc sư của Chiến tranh Việt Nam ở biểu đồ trên là một nhắc nhở rằng các chính trị gia đảng Dân chủ cũng từng có thể “diều hâu hiếu chiến” hơn những ứng cử viên bây giờ.
Thương mại
Đảng Dân chủ luôn có nhiều mạch tư tưởng chống lại thương mại tự do, nhưng vào năm 1993, Bill Clinton đã vượt ra những phản đối để ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, đảng đã di chuyển khá dứt khoát sang cánh tả về vấn đề thương mại trong những năm gần đây, với Elizabeth Warren phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cùng với các thỏa thuận thương mại gần đây khác. Bernie Sanders còn đi xa hơn, phản đối việc tái đàm phán NAFTA của Trump, một thỏa thuận giữa Mỹ-Mexico-Canada.
Michael Bloomberg là một ngoại lệ trong việc ủng hộ thương mại tự do, kêu gọi Mỹ tái gia nhập TPP và mạnh mẽ lên án cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc. Ông khác xa cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, người ủng hộ tư cách thành viên EU
của Anh, muốn cung cấp tư cách thành viên cho Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ việc thay thế bảng Anh bằng đồng Euro.
Môi trường
Al Gore, cựu Phó Tổng thống và ứng cử viên đảng Dân chủ và từng là gương mặt đại diện phong trào bảo vệ môi trường của Đảng Dân chủ. Khi ra tranh cử tổng thống năm 2000, Al Gore ủng hộ một kế hoạch gồm sử dụng “Tax credit” (giảm trừ thuế), ưu đãi thị trường và đầu tư công nghệ của chính phủ để giải quyết vấn nạn biến đổi khí hậu và các mối đe dọa khác trên toàn cầu.
Mặc dù trông có vẻ tham vọng vào thời điểm đó, nhưng những gì Al Gore đề nghị khá nhạt nhòa so với Thỏa thuận Xanh, vốn được tất cả các ứng cử viên Dân chủ đồng ý, ít nhất là về mặt khuôn khổ. Bloomberg và Tom Steyer đặc biệt cho rằng biến đổi khí hậu là vấn đề hàng đầu. Biden thì mặc dù không dành nhiều thời gian nói về bảo vệ môi trường, nhưng ít nhất trên giấy tờ thì kế hoạch của ông khá bao quát.
COVID-19 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CÁC NƯỚC LỚNDịch bệnh thay đổi vai trò toàn cầu hóa của Trung Quốc Dịch bệnh thay đổi vai trò toàn cầu hóa của Trung Quốc
TTXVN (Kuala Lumpur) - Như thông báo của phía Trung Quốc, dịch COVID-19
ở nước này đã lắng xuống, nhưng bên ngoài Trung Quốc, dịch COVID-19 đã xảy ra tại khoảng 54 nước và vùng lãnh thổ với tốc độ lây lan chóng mặt. Có thể nói, dịch COVID- 19 đã trở thành “thiên nga đen” lớn nhất thế giới năm 2020, gây ra tác động lớn đối với kinh tế, chính trị toàn cầu. Trong một bài viết trên mục “Độc giả luận bàn” của tờ Tin tức Thế giới, tác giả Diệu Nam cho rằng dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết cấu quyền lực, tình hình chính trị và phát triển kinh tế của Trung Quốc, đồng thời thay đổi vai trò của Trung Quốc trong tiến trình toàn cầu hóa. Tác giả đưa ra 4 luận điểm để minh chứng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới bố trí chiến lược “Vành đai và Con đường” (BRI). Đầu tư đối ngoại của Trung Quốc giảm mạnh, thậm chí là ngừng trệ. Sách Trắng của Ngân hàng Thương mại Đức (Commerzbank) dự tính đầu tư của Trung Quốc đối với các nước dọc BRI sẽ đạt 25 tỷ USD. Theo số liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố vào tháng 1/2020, năm 2019, đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc đối với các nước dọc BRI là 14,4 tỷ USD. Năm 2020, đầu tư cho BRI của Trung Quốc dự tính sẽ tăng 73% so với năm 2019. Nhưng xem xét tình hình hiện nay thì mục tiêu này khó có thể hoàn thành vì dịch COVID-19 ảnh hưởng tới đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu của Trung Quốc. BRI là nội dung quan trọng trong bố trí chiến lược toàn cầu của chính quyền Tập Cận Bình. Nếu kế hoạch này gặp khó khăn sẽ làm giảm vị thế của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế, cũng sẽ đẩy lùi tiến trình thực thiện toàn diện “Giấc mộng Trung Hoa”.
Thứ hai, dịch COVID-19 dẫn tới làn sóng kỳ thị người Hoa mang tính toàn cầu. Ở một số nơi xuất hiện tình trạng người dân địa phương né tránh người Hoa như né tránh virus. Thế lực chống Trung Quốc ngóc đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới đầu tư và giao lưu
đối ngoại của Trung Quốc. Trong số các “quốc gia hâm mộ Trung Quốc” chỉ có Campuchia cho thấy “hoạn nạn mới rõ chân tình”. Do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ nghe thông tin từ phía Trung Quốc cung cấp cho nên mới dẫn tới việc đưa ra cảnh báo sai lầm về tình hình dịch COVID-19, trực tiếp ảnh hưởng tới công tác phòng chống dịch của Nhật Bản và Hàn Quốc, dẫn tới tình trạng dịch bệnh lan tràn.
Trung Quốc kiểm soát thông tin trong nước như thế nào là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không ai có thể can dự. Nhưng nếu phương thức kiểm soát thông tin không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, ngoài những nước “tin vào lời của Trung Quốc” bị tổn hại phải chịu thì niềm tin vào Trung Quốc mới là cái bị tổn hại thực sự. Mấy năm nay, chính sách ngoại giao dựa trên thế mạnh của Trung Quốc đã gây ra rất nhiều chỉ trích. Trong dịch COVID-19, thế mạnh chủ đạo thông tin của Trung Quốc không những không giúp các nước hợp tác với Trung Quốc chống dịch, mà còn khiến tình cảm ghét Trung Quốc lan tràn trên thế giới.
Thứ ba, ảnh hưởng sâu rộng của dịch COVID-19 là thúc đẩy doanh nghiệp di chuyển ra bên ngoài Trung Quốc, vốn đầu tư rút khỏi Trung Quốc như hãng Apple đang tăng tốc đưa các đơn hàng ra thực hiện ở bên ngoài Trung Quốc. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc toàn cầu đã hoàn toàn bị gián đoạn, khiến các hãng dược phẩm xuyên quốc gia phải suy nghĩ lại về bố trí toàn cầu nhằm phân tán rủi ro. Doanh nghiệp Đài Loan cũng tăng tốc rút khỏi Trung Quốc. Năm 2019, số vốn rời Trung Quốc rút về Đài Loan lên tới 900 tỷ Đài tệ. Việc các doanh nghiệp Đài Loan chuyển sang các nước Đông Nam Á trở thành xu hướng đã định. Dịch COVID-19 càng khiến doanh nghiệp nước ngoài quyết tâm rời khỏi Trung Quốc. Những doanh nghiệp vốn trước đây chờ chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc hiện nay cơ bản đã từ bỏ kế hoạch bố trí ở Trung Quốc. Các hãng lớn như Google, Facebook, Microsoft, Amazon… đều tăng cường đầu tư ở Đài Loan.
Việc các ngành nghề tăng tốc chuyển khỏi Trung Quốc phá vỡ chuỗi ngành nghề hoàn chỉnh nhất toàn cầu mang tên Trung Quốc. Dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp thấu tỏ bản chất quản lý kinh tế của chính phủ Trung Quốc, không theo thông lệ quốc tế mà là kiểm soát kinh tế bằng chính trị, đơn giản hóa kinh tế thị trường vốn phức tạp, mưu đồ dùng thủ đoạn chính trị để giải quyết mọi vấn đề kinh tế. Nếu chuỗi ngành nghề ở Trung Quốc bị đứt gẫy, sẽ gây ra ảnh hưởng chí mạng đối với kinh tế, Trung Quốc không chỉ mất vị trí đầu tàu, mà còn liên lụy tới kinh tế toàn cầu.
Thứ tư, 40 năm qua, Trung Quốc luôn là điểm nóng đầu tư toàn cầu. Từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ trở lại đây, các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu thận trọng đánh giá sách lược đầu tư vào Trung Quốc. Dịch COVID-19 đã thay đổi triệt để cách suy nghĩa của các nhà đầu tư. Dân số và thị trường tiêu thụ khổng lồ của Trung Quốc vẫn hấp dẫn các doanh nghiệp tiêu dùng, chế tạo, tài chính, bảo hiểm, thuê nợ… Nhưng đối với các doanh nghiệp chỉ coi trọng lao động giá rẻ, chính sách ưu đãi về thuế và ưu đãi về cho thuê đất đai… thì những ưu thế này đã biến mất và họ sẽ không trở lại Trung Quốc nữa.
Trong bối cảnh đó, dịch bệnh có thể là “ngọn cỏ cuối cùng nhấn chìm lạc đà”. Vì lâu nay Trung Quốc vẫn tự phụ về ưu thế chế độ và ưu thế văn hóa, nên dần dần nếm phải nếm trái đắng. Dịch COVID-19 gây ra ảnh ưởng tiêu cực là thực tế, đang làm thay đổi vai trò của Trung Quốc đối với toàn cầu hóa, khiến quyền phát ngôn quốc tế của Trung Quốc đối mặt với thách thức chưa từng có. Nếu nói chính phủ Trung Quốc cần rút ra bài học gì sau khi trải qua chiến tranh thương mại với Mỹ và dịch Covid thì đó là một câu trong sách Thượng thư: Mãn chiêu tổn, khiêm thọ ích (tự mãn chuốc lấy tổn hại, khiêm nhường sẽ được lợi).