Trong cái rủi có cái may. Dịch bệnh làm cho sản xuất đình đốn nhưng làm rõ sự cấp thiết phải bảo vệ và cải thiện môi trường. Tại Trung Quốc đành rằng hàng chục triệu người đã cách ly từ cả hơn tháng nay, các nhà máy và công sở đã phải đóng cửa, nhờ vậy mà mức thải khí carbon tại các thành phố lớn giảm mạnh. Đường phố vắng người, vắng xe..., chất lượng không khí tại Thượng Hải, Bắc Kinh được cải thiện hơn hẳn. Với phần còn lại của thế giới cũng vậy, nhờ các hãng hàng không quốc tế ngưng hoạt động ở Trung Quốc Đại lục, nhờ số du khách đến và xuất phát từ Trung Quốc giảm mạnh, lượng thải khí carbon trong 3 tuần qua giảm được 10% trên toàn thế giới. Giao thông hàng hải giảm mạnh trong 3 tuần lễ đầu tháng 2 đã góp phần làm giảm hẳn ô nhiễm cho môi trường. Một số nhà quan sát còn bi quan cho rằng, một khi COVID-19 đã lùi vào quá khứ, thì mọi việc vẫn đâu hoàn đấy.
EU và Trung Quốc có thể hủy hội nghị thượng đỉnh do lo ngại về dịchCOVID-19 COVID-19
TTXVN (Sputnik) - Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU tại Bắc Kinh, dự kiến vào ngày 31/3, có thể không diễn ra do dịch COVID-19. Tờ South China Morning Post
đưa tin này dựa theo các nguồn ngoại giao ở EU. Cần lưu ý rằng, chuyến thăm của Phó Thủ tướng Thường trực Quốc vụ viện Trung Quốc Lưu Hạc tới Brussels đã bị hủy trước đó. Thay vào đó, ông Lưu Hạc đã tham dự hai cuộc họp tại Bắc Kinh về phát triển kinh tế và cuộc chiến chống lại dịch bệnh.
Theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU), Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU tại Bắc Kinh được tổ chức theo định dạng 17 + 1. Cả hai sự kiện đều quan trọng cho sự phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai bên. Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU là cơ hội để Brussels giải thích với Bắc Kinh lập trường của mình về các vấn đề chính trị và kinh tế, kể cả về sự tương tác của Trung Quốc với các quốc gia Trung và Đông Âu. Bắc Kinh đang phát triển tích cực sự hợp tác thương mại và kinh tế với các quốc gia này, mời họ tham gia vào sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Tất cả có 17 quốc gia đang tham gia dự án này. Ngoài ra, Hy Lạp đã chuyển giao cho công ty Trung Quốc COSCO quyền quản lý và điều hành cảng Piraeus đến năm 2052. Brussels lo lắng rằng, Bắc Kinh chủ trương ký kết những thỏa thuận song phương với các quốc gia thành viên EU. Trong Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU sắp tới, các chính trị gia châu Âu muốn một lần nữa nói lên mối quan ngại của họ và đưa ra các đề xuất về sự tương tác theo định dạng 17 + 1.
Đối với Trung Quốc, Hội nghị thượng đỉnh thứ hai theo định dạng 17 + 1 cũng là rất quan trọng. Các quốc gia Trung và Đông Âu sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc. Mặt khác, trong số các quốc gia hàng đầu của Tây Âu, chỉ có Italy bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Ví dụ, các nước Trung và Đông Âu không xem xét vấn đề: cho phép hoặc cấm thiết bị viễn thông của các nhà sản xuất Trung Quốc bởi vì các mạng lưới địa phương đã được xây dựng trên thiết bị này. Tập đoàn Đường sắt
Nhà nước Trung Quốc đã nhận được hợp đồng xây dựng tuyến đường sắt Belgrade- Budapest. Tại Croatia, các nhà thầu Trung Quốc đang xây dựng cây cầu Big Pelješac. Năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh 17 + 1 thay vì Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang). Trung Quốc nâng cấp mức đại diện, điều đó cho thấy rằng, Bắc Kinh rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia Trung và Đông Âu.
Theo tờ SCMP, Bắc Kinh đã không có ý định hoãn các hội nghị thượng đỉnh. Tuy nhiên, các đối tác châu Âu có thể hủy Hội nghị thượng đỉnh do lo ngại về dịch COVID-19. Ngoài ra, bệnh dịch này bắt đầu lây lan ở một số nước châu Âu, do đó Trung Quốc cũng không muốn tổ chức các cuộc họp như vậy. Giáo sư Wang Yiwei tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu mang tên Jean Monet thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nói với Sputnik: “Tình hình với sự lây lan của virus chủng mới này, bên trong Trung Quốc đang được kiểm soát. Nhưng, theo tôi, cần phải đợi đến đầu tháng Năm để loại bỏ mọi nghi ngờ. Cho đến thời điểm này, không nên tổ chức các sự kiện ngoại giao lớn trong một hoặc hai tháng. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh ở châu Âu cũng không phải là thuận lợi. Ví dụ, ở Ý, số người nhiễm bệnh đang gia tăng và điều này đang gây lo ngại ở EU. Nếu đại diện của tất cả 27 quốc gia đến Trung Quốc thì cần phải áp dụng những biện pháp nào? Thủ tướng Slovakia phải nhập viện do sốt cao và nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên sau Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels. COVID-19 gây lo ngại ở châu Âu, tôi nghĩ rằng, họ cũng muốn hoãn sự kiện này”.
Ở châu Âu, Italy là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất: 400 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận ở đó, 12 người chết. Tây Ban Nha, Áo, Đức, Croatia, Phần Lan, Bắc Macedonia, Hy Lạp, Pháp cũng báo cáo về những ca nhiễm virus chủng mới này. Chuyên gia lưu ý rằng, cần phải hoãn các hội nghị thượng đỉnh và các sự kiện lớn khác đến khi kết thúc dịch bệnh. Trong một số trường hợp các cuộc gặp cá nhân có thể được thay thế bằng hội nghị truyền hình, có thể duy trì liên lạc thông qua các kênh ngoại giao. Tuy nhiên, theo chuyên gia Wang Yiwei, dịch bệnh COVID-19 sẽ không gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và EU. Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Mỹ, việc tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Trung Quốc và EU là điều hợp lý. Ngoài ra, châu Âu muốn để Bắc Kinh thấy rõ rằng, các thành viên EU thống nhất quan điểm về sự hợp tác tương lai với Trung Quốc. Chính bởi vậy Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố rằng quan hệ với Trung Quốc sẽ trở thành một ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Đức vào năm 2020./.