Tổng quan thị trường bánh kẹo bánh kẹo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ (Trang 30)

VI. Kết cấu đề tài

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Tổng quan thị trường bánh kẹo bánh kẹo tại Việt Nam

2.1.1. Đặc điểm thị trường bánh kẹo

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam.

Theo nguồn của Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt ngành bánh kẹo Việt có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và một số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.

- Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.

- Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về

25 download by : skknchat@gmail.com

sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…

- Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.

2.1.2. Tổng quan ngành bánh kẹo

Tăng trưởng ngành hàng bánh kẹo giai đoạn 2006 - 2010 là 35% đã đưa Việt Nam trở thành “thiên đường” cho các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước và kéo theo một cuộc xâm thực mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia. Bước sang giai đoạn 2010- 2014, mức tăng trưởng của ngành bánh kẹo chỉ đạt mức 10%. Theo dự báo mới nhất, giai đoạn 2015 - 2019, mức tăng trưởng chững lại chỉ khoảng 8 - 9%. Đó là một thách thức mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam phải đối diện.

Tuy nhiên, so với đà tăng trưởng 1,5% của ngành bánh kẹo thế giới, 3% của khu vực Đông Nam Á và mức tiêu thụ bánh kẹo trung bình của người Việt chỉ mới đạt 2 kg/người/năm so với 2,8 kg/người/năm của thế giới, Việt Nam vẫn được coi là mảnh đất tiềm năng.

26 download by : skknchat@gmail.com

Hình 2.1 Biểu đồ phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam

( Nguồn: Vũ Ánh Nguyệt, Báo cáo ngành VietinbankSc, Ngành Bánh kẹo Việt Nam)

Những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, với sản lượng hàng năm trên 150 ngàn tấn, doanh thu năm 2014 đạt 27 ngàn tỉ đồng (hình 2.1)

Hình 2.2 Thị phần bánh kẹo Việt Nam (theo doanh thu 2014)

( Nguồn: Vũ Ánh Nguyệt, Báo cáo ngành VietinbankSc, Ngành Bánh kẹo Việt Nam)

27 download by : skknchat@gmail.com

Ngành bánh kẹo Việt Nam hiện có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất quy mô công nghiệp, khoảng 1.000 cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo từ nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước với các tên tuổi lớn như Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị, Hải Hà,…chiếm 80% thị phần còn lại là các thương hiệu bánh kẹo ngoại nhập.

Năm 2016, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Campuchia nằm trong danh sách ba quốc gia nhập khẩu bánh kẹo lớn nhất từ Việt Nam. Tiếp đó, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng nhập khẩu bánh kẹo từ Việt Nam tăng với khối lượng đáng kể.

2.2. Giới thiệu về Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

2.2.1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp và thanh tựu đạt được

 Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHI FOOD), tiền thân là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, trực thuộc Công ty Thực phẩm miền Bắc, được thành lập vào cuối những 1990. Với sự phát triển và mở rộng quy mô cũng như ngành nghề kinh doanh, công ty đã trải qua hai lần đổi tên là Công ty Cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong năm 2006 và Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị trong năm 2009. Hữu Nghị Food là một thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA). Công ty có trụ sở chính tại địa chỉ 122 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị có 2 chi nhánh, 3 nhà máy và mạng lưới phân phối phát triển mạnh với hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Sản phẩm của Hữu Nghị bao gồm nhiều loại bánh kẹo như bánh trứng Tipo, kem xốp Kexo, Bolero, bánh layer Salsa, Arita, kẹo Suri và Joli, bánh trung thu, bánh ngọt, mứt, các thực phẩm chế biến khác...

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị là một trong những công ty uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các loại bánh ngọt, bánh kẹo và thực phẩm.

 Thành tựu đạt được

28 download by : skknchat@gmail.com

- LOGO ấn tượng

- Thương hiệu vàng 2008

- Huy chương vàng hội chợ EXPO

- Thương hiệu mạnh 2009

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ 2010

- Hàng Việt Nam chất lượng cao 2017...(nguồn: huunghi.com.vn)

2.2.2. Tầm nhìn

Tầm nhìn đến 2020: Trở thành doanh nghiệp bánh kẹo dẫn đầu Việt Nam và hướng tới nằm trong top doanh nghiệp bánh kẹo có uy tín hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.

2.2.3. Sứ mệnh

Cam kết mang đến cho mọi người những sản phẩm bánh kẹo ưu việt, an toàn, giàu dinh dưỡng với tình yêu, sự trân trọng và trách nhiệm cao.

- Đối với người tiêu dùng: Cung cấp các sản phẩm bánh mứt kẹo, thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng và tiện lợi cho tất cả mọi người.

- Đối với cổ đông: Mang lại lợi nhuận tối đa trong dài hạn, thực hiện tốt việc quản trị rủi ro để cổ đông an tâm với các khoản đầu tư.

- Đối với đối tác: Hợp tác trong sự tôn trọng và cam kết xây dựng chuỗi giá trị, mức lợi nhuận hợp lý, tạo ra những giá trị bền vững giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.

- Đối với nhân viên: Tạo mọi điều kiện vật chất và môi trường văn hóa để nhân viên phát triển tối đa năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo, nhiệt huyết cống hiến để xây dựng sự nghiệp cá nhân và phát triển công ty một cách bền vững.

- Đối với xã hội: Luôn chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào các chương trình hướng đến cộng đồng, xã hội; gắn sự phát triển của công ty với việc bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

29 download by : skknchat@gmail.com

2.2.4. Mục tiêu kinh doanh

- Về sản lượng: phấn đấu đạt sản lượng là hơn 20.000 tấn (năm 2020), duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 6,5%; sản lượng tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 90%, còn lại 10% xuất khẩu.

- Về thị trường:

Các sản phẩm bánh kẹo của công ty sẽ hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu là tầng lớp trẻ, có thu nhập từ khá trở lên, sống chủ yếu ở khu vực thành thị.Thị trường mục tiêu sẽ là Hà Nội, Tp.HCM, các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. Trong thời gian tới, các công ty bánh kẹo tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; từng bước xâm nhập và mở rộng thị phần tại các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên và miền Nam; hoàn thành việc xây dựng hệ thống phân phối-bán hàng chuyên nghiệp trên toàn quốc, phát triển thêm hệ thống bakery tại Hà Nội, Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

Đối với xuất khẩu: Các nước ASEAN và Đông Á, trọng tâm là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ là thị trường mục tiêu đạt được trong thời gian tới. Ấn Độ, Châu Phi là các thị trường mục tiêu mở rộng còn Châu Âu và Bắc Mỹ là các thị trường mục tiêu kỳ vọng.

2.2.5. Sản phẩm và dịch vụ

Hiện nay, công ty Hữu Nghị hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ ăn uống, giải khát.

Đối với lĩnh vực sản xuất, công ty sản xuất các loại bánh, mứt, kẹo, thực phẩm chế biến (thịt nguội, thịt hun khói, ruốc), với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng hệ thống chất lượng quản lí theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Ngoài ra, Hữu Nghị còn mở các hệ thống Hữu Nghị Bakery là nơi bán và giới thiệu các sản phẩm, chủ yếu là các loại bánh gateaux, bánh tươi, bánh cắt phục vụ nhu cầu ăn nhanh, sinh nhật, tiệc ngọt hoặc các loại bánh cookies, bánh kem xốp... thực phẩm chế biến sẵn như ruốc và các loại đồ uống của công ty.

30 download by : skknchat@gmail.com

2.2.6. Quá trình phát triển

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ nhân sự quản lý được đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết, cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề và chiến lược kinh doanh tốt Hữu Nghị đã không ngừng lớn mạnh trở thành thương hiệu thân thuộc với nhiều gia đình Việt. Hiện nay, công ty có 3 nhà máy sản xuất với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Mạng lưới phân phối nội địa vững mạnh với hàng trăm nhà phân phối và gần 200.000 đại lý bán lẻ.

Đón trước xu thế hội nhập quốc tế, ngay từ 2009, Hữu Nghị đã triển khai những hoạt động quảng bá quốc tế, tham gia các hội chợ quốc tế để mang những chiếc bánh Hữu Nghị đến gần hơn với các gia đình trên thế giới. Đến nay, Hữu Nghị đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 10 nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 triệu USD/năm và liên tục tăng qua các năm. Vị thế của Hữu Nghị ngày càng được nâng cao và khẳng định được uy tính trên thị trường bánh kẹo thực phẩm ở trong nước và khu vực.

31 download by : skknchat@gmail.com

2.2.7. Cơ cấu tổ chức

2.2.7.1. Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lí của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

P.TGĐ kỹ thuật Hội đồng quản trị Tổng giám đốc P.TGĐ kinh doanh P.TGĐ tổ chức – hành chính – đoàn thể P. kỹ thuật P. RD & SP chiến lược P. cơ điện P. kế hoạc h đầu tư P. quản lí Bakery P. tài chính kế toán P. marketing P. Xuất khẩu P. bán hàng P. kinh doanh P. tổ chức nhân sự Văn phòng P. Công nghệ thông tin Nhà máy tại Hà Nội Chi nhánh Hà Nam Chi nhánh Bình Dương Nhà máy Bắc Ninh

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hữu Nghị

Nguồn: huunghi.com.vn

32 download by : skknchat@gmail.com

Cơ cấu bộ máy quản lí gồm các chức năng như sau:

- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định.

- Ban kiểm soát (BKS): Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Thành viên ban kiểm soát gồm 3 thành viên và mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

- Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị lựa chọn. Là người điều hành hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc điều hành có 3 Phó Tổng giám đốc giúp việc: Phó Tổng giám đốc kỹ thuật, Phó Tổng giám đốc kinh doanh, Phó Tổng giám đốc tổ chức – hành chính – đoàn thể, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Các Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công.

33 download by : skknchat@gmail.com

2.2.7.2. Tổ chức hoạt động Marketing của doanh nghiệp  Sơ đồ tổ chức phòng Marketing Trưởng phòng Marketing Phó phòng Markeing Quản lý nhãn hàng Trade Marketing Phụ trách

truyền thông Chăm sóc

khách hàng

Phát triển sản phẩm

Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức phòng marketing

Nguồn: huunghi.com.vn

Phòng Marketing được phụ trách bởi một Trưởng phòng marketing chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ phận marketing, dưới Trưởng phòng marketing là Phó phòng Marketing và các chuyên viên phụ trách các công việc chuyên môn như quản lý nhãn hàng (hoạch định chiến lược markeing, quản lí doanh thu, đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm mới), truyền thông (phụ trách truyền thông nội bộ, hỗ trợ hoạt động các kênh thương mại điện tử), phát triển sản phẩm mới, dịch vụ chăm sóc khách hàng, Trade Marketing (Nghiên cứu, sáng tạo, phối hợp với bộ phận truyền thông để thiết kế các vật liệu quảng cáo và trưng bày , xây dựng các hoạt động kích hoạt thương hiệu tại cửa hiệu, thiết kế và triển khai các giải pháp trưng bày sáng tạo, quản trị ngành hàng, tư vấn vế xây dựng thương hiệu cho nhà bán lẻ). Các quyết định về hoạt động marketing của công ty được ban giám đốc và trưởng phòng marketing lên kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.

 Yêu cầu công việc

Yêu cầu công việc vị trí Trưởng phòng và phó phòng Marketing

34 download by : skknchat@gmail.com

Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Marketing, Ngoại thương, Kinh tế hoặc các chuyên ngành có liên quan

Ít nhất 5 năm kinh nghiệm về Marketing

Kiến thức tốt về marketing, branding, PR, event, media Kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp tốt

Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt

Khả năng tư duy, phân tích, lý luận tốt Tư duy sáng tạo

Yêu cầu công việc của các vị trí khác

Nam/Nữ tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing hoặc các chuyên ngành kinh tế có hiểu biết và đam mê về chuyên ngành Marketing ngành hàng tiêu dùng

Có tư duy về nhận diện thương hiệu và đo lường nhận diện thương hiệu Có khả năng viết bài PR, quảng cáo tốt

Có Kinh nghiệm về mảng truyền thông trong doanh nghiệp

Nhiệt tình, máu lửa và yêu thích sáng tạo, thử thách, không ngại khó khăn, vất vả.

Kỹ năng tin học văn phòng tốt

Có kinh nghiệm ở công việc tương đương từ 01 năm trở lên Tiếng Anh đọc hiểu tốt là một lợi thế

Chịu được áp lực công việc.

 Chức năng phòng Marketing

Định hướng chiến lược sản phẩm công ty. Xây dựng, đánh giá hệ thống phân phối. Hoạt động marketing.

 Nhiệm vụ phòng Marketing Định hướng các sản phẩm chiến lược:

35 download by : skknchat@gmail.com

- Định vị sản phẩm; Nghiên cứu xu hướng thị trường.

- Đề xuất giải pháp về xu hướng phát triển sản phẩm.

- Chủ trì thiết kế bao bì mẫu mã sản phẩm. Xây dựng, đánh giá hệ thống phân phối:

- Chủ trì công tác phát triển nhà phân phối mới.

- Thường xuyên đánh giá năng lực kênh phân phối và khách hàng.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống phân phối.

- Xây dựng cửa hàng mẫu và các kênh giới thiệu sản phẩm. Hoạt động marketing:

- Xây dựng và phát triển thương hiệu.

- Phát triển chính sách xúc tiến bán hàng và theo dõi thực hiện chính sách.

- Xây dựng giá và chính sách bán hàng; Tổ chức thực hiện các chương trình marketing, đánh giá hiệu quả chương trình.

- Tổ chức các sự kiện (hợp báo, hội thảo, cung cấp thông tin ra bên ngoài). Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ (Trang 30)