TTXVN (Moskva) - Bình luận về vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng tại Venezuela, hãng tin Ria Novosti ngày 4/3 đăng bài phân tích với tựa đề “Nga bắt đầu cứu Venezuela”.
Theo bài viết, Venezuela vẫn là trung tâm chú ý của dòng chủ lưu truyền thông và chính trị thế giới. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, đã có sự thay đổi rõ ràng trong chương trình nghị sự thông tin gắn liền với nước này.
Thứ nhất, những câu thần chú quen thuộc “chế độ độc tài sắp sụp đổ và phe đối lập
lên nắm quyền sẽ đưa Venezuela đến một tương lai dân chủ trong sáng”, được thay thế bằng những lời thú nhận phiền muộn “mọi việc không diễn ra như vậy”. Xét theo nghĩa này, bài báo trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức lên tiếng mạnh mẽ nhất, thẳng thừng tuyên bố về sự thất bại của Juan Guayido với tư cách là lãnh đạo các cuộc biểu tình và “Tổng thống lâm thời” của đất nước. Ấn phẩm thậm chí sử dụng cả những bình luận miệt thị kể cả gọi ông ta là kẻ “bất lực”.
Thứ hai, trong những ngày gần đây, Caracas trở thành nguồn thông tin khổng lồ từ
lĩnh vực kinh tế và chính trị - kinh tế, đều là quả bom thông tin tương đối (hoặc lớn). Đây mới chỉ là một số ví dụ: Theo quyết định của Tổng thống Maduro, chi nhánh của Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) sẽ được chuyển từ Lisbon đến Moskva; lãnh đạo nước này đã hủy bỏ việc quản lý bên ngoài tại ngân hàng tư nhân lớn nhất Venezuela Banesco Banco Universal C.A (bị áp đặt từ tháng 5/2018 sau khi bắt giữ nhóm lãnh đạo ngân hàng vì bị nghi ngờ tiến hành một số nghiệp vụ bất hợp pháp với đồng nội tệ); tại
qua. Caracas lần đầu tiên mở hai điểm đổi ngoại tệ. Sắp tới, nhiều điểm đổi ngoại tệ sẽ bắt đầu hoạt động tại một số nước khác; Phó Tổng thống Venezuela Delsy Rodriguez cho biết, Venezuela bắt đầu những hành động pháp lý nhằm bảo vệ tài sản của mình ở nước ngoài. Công việc ở đó ngập đầu: Tài sản và lợi ích của PDVSA trị giá 7 tỷ USD ở Mỹ đã bị phong tỏa, các tài khoản của Venezuela tại châu Âu cũng đã bị đóng băng, trong khi Ngân hàng trung ương Anh từ chối trao trả lượng vàng trị giá 1,2 tỷ USD đang được cất giữ tại đây.
Căn cứ vào toàn bộ tình hình, Caracas nghiêm túc sửa chữa chính sách kinh tế, vốn đẩy Venezuela rơi vào tình trạng não nề như hiện nay. Và rõ ràng, phương Tây không ảo tưởng dù nhỏ nhất về việc ai đứng đằng sau những thay đổi này.
Cách đây không lâu, chúng tôi đã viết rằng việc cứu Venezuela trở thành một thách thức mới đối với Nga, quốc gia dường như muốn làm trong lĩnh vực kinh tế những gì Moskva đã làm trong lĩnh vực chính trị - quân sự đối với Syria. Những tin tức mới nhất đã xác nhận rõ ràng giả thuyết này. Moskva có thể đề xuất điều gì với Caracas? Ít nhất có 3 điều nổi lên.
Thứ nhất, với kinh nghiệm to lớn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ khắc
nghiệt. Chúng ta đang nói chính xác về những gì mà các nhà kinh tế cánh tả trong nước và các nhà đối lập đã nhiều năm nay “mắng chửi” chính quyền một cách không thương tiếc, đó là duy trì lạm phát theo quy định, thâm hụt ngân sách và các chỉ số tài chính và kinh tế vĩ mô khác. Như đã biết, trong những năm gần đây, Venezuela hoạt động theo các công thức của các nhà kinh tế cực tả: mở máy in tiền và phát tiền cho tất cả những người mong muốn, cấm lưu thông tự do ngoại tệ và rót vào các chương trình xã hội bằng những đồng tiền dầu mỏ, phúc lợi của chính dầu mỏ này ở Venezuela rất nhiều (chỉ có điều khó hiểu, tại sao những nhà chỉ trích điện Kremlin cho rằng ở Nga có những biện pháp tương tự sẽ dẫn đến kết quả khác hơn là ở Venezuela). Những biện pháp gần đây của Caracas về tự do hóa điều tiết tiền tệ mang lại cơ sở để cho rằng chính quyền đang lắng nghe những khuyến cáo của các chuyên gia Ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính Nga, “đội quân đổ bộ” mà theo các phương tiện truyền thông đại chúng, đã đổ bộ vào nước này thời gian trước.
Thứ hai, kỹ năng làm việc trong môi trường độc hại và thù địch của các thể chế
phương Tây. Bất chấp tất cả, Moskva tiếp tục làm việc với các tòa án phương Tây, Tòa Trọng tài và một số cấu trúc khác, và Moskva có kỹ năng để làm điều này. Sau khi vượt qua được sự định kiến rõ ràng và trong một số trường hợp xuyên tạc trắng trợn từ phía các thể chế phương Tây này, Nga đã giành được không ít thắng lợi và đang tiếp tục làm điều này. Kinh nghiệm này của Nga rất có giá trị đối với Venezuela, quốc gia đang có ý định đấu tranh giải phóng tài sản bị đóng băng tại phương Tây.
Thứ ba, sẵn có các công cụ kinh tế - tài chính phương Tây thay thế. Nga ngày càng
tích cực xây dựng các hệ thống riêng trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, bảo đảm hoạt động của nền kinh tế không bị gián đoạn thậm chí, cả trong trường hợp xuất hiện những hành động thù địch cực đoan từ phía phương Tây. Hệ thống thanh toán quốc gia đã được đưa vào sử dụng, thanh toán bằng đồng nội tệ tránh đồng USD đang phát triển, trong hệ thống
ngân hàng có nhiều tiến triển khác nhau trong hệ thống ngân hàng, công nghệ thông tin và nhiều lĩnh vực khác. Việc cung cấp dịch vụ này cho các nước khác buộc lĩnh vực này trong nước sẽ phát triển nhanh hơn. Thêm vào đó, điều này sẽ mang lại nguồn tiền quan trọng mới từ các khách hàng bên ngoài. Đó là chưa nói đến thuần túy địa chính trị, điều này sẽ nâng mạnh quy chế của Nga như cường quốc có khả năng cung cấp cho các đối tác của mình không chỉ “cái ô” về chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế, tài chính. Tất nhiên, có khá nhiều người cười nhạo những “kế hoạch Napoleon” này. Tuy nhiên, điều thú vị là những người nghiêm túc ở phương Tây hoàn toàn không thể hiện mong muốn được cười nhạo. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tuyên bố sẵn sàng giúp chính quyền Venezuela hình thành chiến lược khắc phục tình hình kinh tế nếu được yêu cầu. Còn Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh rằng Moskva hứa sẽ giúp đỡ “nhà độc tài Maduro”. Từ đó cho thấy, trong con mắt của Ngoại trưởng Đức, chính Nga phải chịu trách nhiệm về những sự kiện ở Venezuela phát triển không theo kịch bản đã được viết ở phương Tây. Trong tất cả những tuyên bố này, nói đúng ra là thể hiện nỗi lo lắng nhiều hơn là sự cười nhạo, nhưng có lẽ những dấu hiệu tích cực xuất hiện trong nền kinh tế Venezuela là mối đe dọa trực tiếp, bởi cho đến tận bây giờ, IMF vẫn đóng vai trò cứu các nền kinh tế sắp sụp đổ. Sự xuất hiện thay thế thực tế sẽ trở thành cú đòn nặng nề nhất giáng vào uy tín của thể chế này.
Liên quan đến các nước phương Tây, từng ngày họ ngày càng có vẻ buồn cười hơn với việc công nhận Juan Guido là tổng thống tạm quyền, và sẽ không có lối thoát xứng đáng nếu những sự kiện tiếp tục phát triển theo kịch bản hiện nay.
Ba năm trước, thế giới phương Tây đều tỏ ra nực cười với ý định cứu “nhà độc tài Assad” của Moskva. Bài học đã được học thuộc, và hiện giờ đặc biệt không ai muốn cười nhạo, bởi phương Tây không thể coi thường và có một câu hỏi rất khó trả lời: ‘nếu người Nga một lần nữa thành công thì sao?’.