Khả năng Tập Cận Bình thăm Bán đảo Triều Tiên

Một phần của tài liệu BCA041 (Trang 26 - 28)

TTXVN (Seoul) - Thời báo Hàn Quốc cuối tuần qua đăng bài viết của Kwok

Waifung, Chủ tịch tổ chức tư vấn China Review ở Hong Kong, về khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Bán đảo Triều Tiên trong năm nay. Nội dung bài viết như sau:

Nếu chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Hàn Quốc và Triều Tiên diễn ra suôn sẻ trong năm nay, chắc hẳn sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ hơn trong quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên hoặc trong việc thúc đẩy hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã mời Tập Cận Bình đến thăm Triều Tiên cách đây khá lâu. Ngày 10/1 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: "Các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Triều Tiên có truyền thống thăm viếng lẫn nhau từ lâu. Sự trao đổi này là động lực chính cho sự phát triển quan hệ Trung Quốc-Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa sự tương tác, củng cố kênh liên lạc chiến lược này, mở rộng trao đổi và hợp tác giữa hai bên". Theo tuyên bố của người phát ngôn Lục Khảng, người ta có thể dự đoán Tập Cận Bình chắc chắn sẽ đến thăm Triều Tiên trong năm nay và lịch trình là vấn đề duy nhất cần được quyết định. Nếu chuyến thăm này trở thành sự thật, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Tập Cận Bình tới Triều Tiên kể từ khi ông trở thành Chủ tịch Trung Quốc. Đã 14 năm kể từ khi một Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Triều Tiên (Hồ Cẩm Đào đến thăm Triều Tiên năm 2005). Nhìn lại, người ta có thể thấy quan hệ Trung-Triều biến động như thế nào. Thế giới đã chứng kiến hội nghị thượng đỉnh Tập-Kim tại Bắc Kinh ngày 8/1 vừa qua. Sự tiếp đón này có thể được hiểu như ý định tích cực của Tập Cận Bình đến thăm Triều Tiên trong năm nay. Đặc biệt, năm nay cũng kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Triều. Do đó, rất có ý nghĩa khi kỷ niệm sự kiện này như một dấu ấn lịch sử hướng tới một mối quan hệ bền vững phía trước. Hơn nữa, kể từ năm ngoái, trong quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã có những diễn tiến mới. Ví dụ, hai bên đã tiến hành các chuyến thăm viếng của các quan chức cấp cao, tăng cường các cuộc bàn bạc chiến lược và tổ chức các cuộc giao lưu hữu nghị để thúc đẩy sự phát triển quan hệ lâu dài, mạnh mẽ hơn. Mặt khác, để xây dựng hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc cần thực hiện "Bốn sự ủng hộ" sau:

- Ủng hộ lập trường bền vững của Triều Tiên về một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa

- Ủng hộ việc cải thiện lâu dài quan hệ liên Triều

- Ủng hộ việc tiến hành và kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - Ủng hộ giải quyết hợp lý lợi ích của mỗi bên thông qua đối thoại

Nói cách khác, mục đích cơ bản của Tập Cận Bình trong chuyến thăm Triều Tiên không chỉ giới hạn trong quan hệ Trung-Triều mà nó còn đóng một vai trò lớn hơn cho hòa bình và thịnh vượng của Bán đảo Triều Tiên. Xét từ hai quan điểm trên, chuyến thăm của Tập Cận Bình là rất cần thiết.

Điều chúng ta cũng phải xem xét ở đây là Tập Cận Bình đã trao đổi với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở

thăm Hàn Quốc càng sớm càng tốt và Tập Cận Bình trả lời rằng ông sẽ tiến hành chuyến thăm này năm nay vào một thời điểm thích hợp. Điều đó có nghĩa là có nhiều khả năng Tập Cận Bình sẽ đến thăm cả hai miền Triều Tiên trong năm nay.

Do yếu tố địa lý nên ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Bán đảo Triều Tiên cũng như ảnh hưởng của Bán đảo Triều Tiên đối với Trung Quốc chưa bao giờ bị đánh giá thấp. Thế giới sẽ chú ý đến ý nghĩa chiến lược to lớn và giá trị chuyến thăm của Tập Cận Bình tới cả hai miền Triều Tiên. Tập Cận Bình đã nhiều lần đề cập đến việc xây dựng một cộng đồng cùng chung tương lai. Hiện nay, bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong chính sách của Trung Quốc đối với Bán đảo Triều Tiên chủ yếu phụ thuộc vào những thay đổi trong suy nghĩ và tư tưởng của nhà lãnh đạo này.

Một phần của tài liệu BCA041 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w