Điều kiện “đặt dấu chấm hết” cho chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Một phần của tài liệu BCA041 (Trang 31 - 33)

TTXVN (Project-syndicate.org) - Trang mạng Project-syndicate.org gần đây đăng bài phân tích cho rằng trong các cuộc đàm phán thương mại vừa qua giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên đã đạt được tiến triển đáng kể đối với một số vấn đề thương mại chủ chốt như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, để hóa giải căng thẳng theo bất kỳ

phương thức bền vững nào sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn diện hơn, dựa trên sự thay đổi căn bản trong tư duy (của hai bên).

Trong 40 năm qua, sự can dự trong quan hệ Mỹ-Trung phần lớn mang tính chất hợp tác, phản ánh cách tiếp cận toàn diện trong đó tính đến lợi ích của hệ thống toàn cầu. Tuy nhiên, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không tin rằng sự can dự mang tính hợp tác này với Bắc Kinh (hay với bất kỳ nước nào khác) lại có thể đem lại lợi ích cho cả hai. Như chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Mỹ cho thấy Washington hiện đang chơi trò “tổng bằng 0” và đang tìm cách thắng. Ví dụ, Mỹ đã dọa trừng phạt hoặc rời bỏ các đồng minh thân cận nhất của mình nếu họ không tăng chi tiêu quốc phòng. Tương tự, Trump đã không ngừng gièm pha các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì không đóng góp mức chi tiêu quốc phòng đầy đủ.

Cách tiếp cận thiển cận của Chính quyền Trump cũng thể hiện rõ trong mối bận tâm với tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại song phương. Trong quan điểm của Trump, bất kỳ sự thâm hụt thương mại nào mà Mỹ phải hứng chịu với nền kinh tế khác là sự thua thiệt. Vì vậy, nếu Trung Quốc chấp nhận cắt giảm thâm thụt thương mại song phương với Mỹ thì các nền kinh tế khác có thặng dư thương mại với Mỹ, gồm cả các đồng minh thân cận như Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, có thể tự thấy mình đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng để hành động tương tự Bắc Kinh.

Tình trạng suy yếu về hoạt động thương mại, mà có thể xảy ra trong tình huống này, sẽ kéo theo sức ép tiêu cực đối với tăng trưởng toàn cầu, làm tổn thương đến tất cả các nước. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu là điều sau cùng thế giới có thể đối mặt trong bối cảnh thế giới đã bị bủa vây bởi nhiều rủi ro trong đó có nguy cơ nước Anh rời EU mà không có thỏa thuận (Brexit cứng) và sự thắng thế của chủ nghĩa dân túy trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5 tới. Dĩ nhiên, Trump không chừa đồng minh của mình, song mục tiêu chính yếu vẫn là Trung Quốc.

Suy cho cùng, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đã vượt ra khỏi vấn đề thương mại. Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị trí siêu cường về quân sự, công nghệ, tài chính và sức mạnh mềm, nhưng Bắc Kinh đã và đang dần bắt kịp vị thế này, khiến lưỡng đảng ở Mỹ đều ủng hộ một cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn với Bắc Kinh. Tháng 10/2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công nghệ, tăng cường hoạt động kinh tế mang tính ăn cướp và quyết đoán về mặt quân sự. Quan điểm này của Pence là sự nhắc lại nỗi lo sợ của cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ về Bắc Kinh. Như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhận định: "Vì là một chế độ độc tài cộng sản, Trung Quốc có thể gây khó cho các công ty của Mỹ và các đối tác thương mại của Mỹ bằng cách dùng đến sự tổng hợp của các công cụ chính trị, quân sự và kinh tế mà một chính phủ như Mỹ không thể chống đỡ được. Điều này đặt Mỹ vào vị thế bất lợi”. Và cho đến lúc này, các công cụ của Mỹ không phải là không phát huy tác dụng. Giới chức Mỹ đã huy động hàng loạt nguồn lực trong nước và quốc tế, từ các biện pháp luật pháp và ngoại giao đến các biện pháp an ninh quốc gia, để cản bước tiến của tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc trong nỗ lực mở rộng thị trường quốc tế của gã khổng lồ công nghệ châu

Á này. Nếu các nước phương Tây cho phép Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) thì phe diều hâu của Mỹ và các đồng minh nói rằng các nước này sẽ có nguy cơ bị tấn công mạng từ Trung Quốc trong tương lai.

Vấn đề này đã làm rúng động hoạt động kinh doanh và niềm tin thị trường ở những khu vực trọng yếu nhất, xóa sổ hàng nghìn tỷ USD khỏi quá trình vốn hóa thị trường. Thêm vào đó, việc Chính quyền Trump khăng khăng đòi các nước phải “chọn bên” trong tranh chấp giữa Washington với Bắc Kinh lại làm gia tăng hơn nữa nỗi lo sợ này. Khi các nước khác nhận thức được vấn đề, thì cách tiếp cận của Trump sẽ phá tan hoạt động kinh doanh và đảo ngược quy mô hoạt động của các nền kinh tế vốn giúp thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hàng chục năm qua.

Ở cấp độ rộng lớn hơn, việc Chính quyền Trump bác bỏ chủ nghĩa đa phương gây hủy hoại hợp tác toàn cầu vốn cần thiết để đối phó với hàng loạt vấn đề, bao gồm di cư, nghèo đói và bất bình đẳng, biến đổi khí hậu cũng như những thách thức nảy sinh từ quá trình phát triển công nghệ hiện đại. Trọng tâm của Trump vào đối địch địa chính trị, và yêu cầu gia tăng chi phí quốc phòng và an ninh, sẽ nhanh chóng làm suy giảm nguồn tài nguyên sẵn có cho các chương trình vì cộng đồng toàn cầu, như các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo.

Việc chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ đòi hỏi khả năng và nghệ thuật quản lý nhà nước của cả Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Không chỉ dừng lại ở đó, hai bên còn cần phải hiểu được rằng việc hỗ trợ hòa bình và thịnh vượng toàn cầu còn cần đến việc giảm bớt yếu tố hệ tư tưởng và tôn trọng hơn đối với sự đa dạng của hệ thống chính trị, văn hóa và xã hội. Nếu không làm được điều này thì tình trạng chia rẽ và đối đầu sẽ ngày càng sâu sắc hơn, giống như tình trạng mà hai nước đã trải qua trong những năm 1930, có nguy cơ tạo ra những điều kiện tiềm ẩn làm bùng phát một cuộc chiến tổng lực.

Một phần của tài liệu BCA041 (Trang 31 - 33)