Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể kết thúc vào cuối tháng

Một phần của tài liệu BCA041 (Trang 33 - 35)

TTXVN (edition.cnn) - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ gặp nhau vào cuối tháng 3 nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài gần một năm qua giữa hai nước.

Tờ Wall Street Journal ngày 3/3 đưa tin rằng hai bên đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng để đi tới một thỏa thuận, mà theo đó Trung Quốc sẽ hạ thấp mức thuế quan đối với một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ nếu chính quyền của Tổng thống Trump bãi bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Bắc Kinh. Theo báo trên, cả hai bên đều tỏ ra tin tưởng rằng các cuộc đàm phán đã đạt được nhiều tiến triển, đủ để Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đi tới một thỏa thuận chính thức tại cuộc gặp có khả năng sẽ diễn ra ngày 27/3 tới.

Những tin tức như vậy xuất hiện sau khi Tổng thống Trump có những bình luận hồi tuần trước rằng Mỹ và Trung Quốc đang "tiến tới rất rất gần" một thỏa thuận, và ông có kế hoạch gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở Florida.

Những tiến triển tích cực có khả năng đem lại một thỏa thuận là những tin tức được chính phủ Trung Quốc rất mong đợi, trong bối cảnh các quan chức hàng đầu của nước này đang tụ họp tại Bắc Kinh để tham dự các sự kiện chính trị lớn diễn ra trong tuần này. Ngày 3/3, Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (gọi tắt là Chính Hiệp) - cơ quan cố vấn về chính sách và pháp luật của Trung Quốc - đã chính thức khai mạc. Trong số các đại biểu của Chính Hiệp có nhiều các quan chức nghỉ hưu và người nổi tiếng. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc - quốc hội của Trung Quốc - sẽ khai mạc kỳ họp thường niên vào ngày 5/3.

Nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, cho dù chỉ là tạm thời, sẽ là một chiến thắng lớn đối với Chủ tịch Tập Cận Bình và chính phủ của ông, vốn đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.

Suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán của Trung Quốc, khiến các công ty hàng đầu như Apple (AAPL) và Caterpillar (CAT) phải đưa ra cảnh báo.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, trong đó hai bên áp đặt thuế quan đối với hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của nhau, đã tạo ra thêm sức ép đối với nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã mất đi động lực tăng trưởng vì những nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát các khoản vay nợ nhiều rủi ro.

Shanghai Composite (SHCOMP) - chỉ số chứng khoán thường được dùng để đánh giá nền kinh tế Trung Quốc - đã tăng hơn 2,5% vào ngày 4/3 sau khi Wall Street Journal đăng tải những tin tức nói trên.

Bài báo đăng trên Wall Street Journal đã liệt kê một loạt vấn đề mà thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung (nếu được ký kết) có thể sẽ đề cập tới, bao gồm việc Trung Quốc sẽ hạ thuế đối với các mặt hàng nông nghiệp, hóa chất và ôtô của Mỹ, cũng như tiếp tục loại bỏ các rào cản đối với đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ mua thêm hàng hóa Mỹ nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ - một vấn đề mà lâu nay Tổng thống Trump luôn quan tâm.

Quyết định cuối tuần trước của chính quyền Mỹ về việc trì hoãn vô thời hạn việc tăng thuế đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ là một dấu hiệu tích cực cho thấy hai nước có khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại.

Mặc dù Wall Street Journal cho rằng nhiều khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại chứ không chắc chắn hoàn toàn điều này sẽ xảy ra, song Tổng thống Trump gần đây đã gọi cuộc họp đã được lên kế hoạch với ông Tập Cận Bình là một "hội nghị thượng đỉnh để ký kết".

Có một vài dấu hiệu cho thấy nội bộ chính quyền của Tổng thống Trump đang bất đồng về việc liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để ký một thỏa thuận với Bắc Kinh hay không. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, nhân vật lâu nay luôn giữ quan điểm "diều hâu" đối với Trung Quốc, nói với các nghị sỹ Mỹ ngày 27/2 rằng Bắc Kinh cần đưa ra những nhượng bộ "cụ thể, có thể đo lường được" và "có tính bắt buộc đối với tất cả các cấp của chính phủ". Ông Lighthizer nói: "Tôi không ngu xuẩn tới nỗi nghĩ rằng một

cuộc đàm phán sẽ thay đổi tất cả những thông lệ của Trung Quốc hay quan hệ của Mỹ với nước này. Tôi cho rằng đó sẽ là cả một quá trình".

Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất giữa hai nước là các chính sách công nghiệp của Trung Quốc nhằm bơm những khoản tiền khổng lồ để phát triển các công ty nhà nước trong các lĩnh vực then chốt, và Mỹ phàn nàn rằng Trung Quốc ép các công ty Mỹ phải chuyển giao các công nghệ có giá trị để đổi lấy việc được hoạt động tại Trung Quốc.

Tai Hui, người đứng đầu bộ phận hoạch định chiến lược thị trường cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty Quản lý Tài sản JPMorgan, ngày 4/3 nói: "Vẫn còn những khác biệt đáng kể về cấu trúc giữa hai nước liên quan tới các vấn đề như ép buộc chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường". Ông nói thêm: "Các nhà đầu tư hiểu rõ những thách thức về dài hạn này, tuy nhiên, duy trì liên tục một 'lệnh ngừng bắn' về thuế quan sẽ giúp giảm thiểu những bất ổn trong thương mại".

Bắc Kinh và Washington cũng bất đồng với nhau liên quan tới các công ty công nghệ lớn. Chính quyền Mỹ đã hành động nhằm chống lại Huawei và các công ty khác của Trung Quốc hồi năm ngoái.

Một phần của tài liệu BCA041 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w