Di sản Alba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bán hàng của nhà máy sản xuất nước khoáng alba tại thị trường huế (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan đơn vị thực tập

2.1.4.2. Di sản Alba

- Di sản địa phương:

+ Những lợi ích từ nguồn nước khoáng nóng Thanh Tân đã được dân làng và các khu vực xung quanh biết đến từ hàng trăm năm trước. Từ đầu thế kỷ 20, người dân ở gần Huế thường tới thăm Thanh Tân để được tắm mình trong dòng suối khoáng nóng.

+ Họ tin rằng sau khi tắm ở Thanh Tân, mọi bệnh tật của họ sẽ thuyên giảm, và cứ thế danh tiếng về những lợi ích sức khỏe từ nguồn nước này nhanh chóng được lan truyền. Nhưng tại thời điểm đó, người dân địa phương chưa biết rằng khả năng chữa Trường Đại học Kinh tế Huế

bệnh của nước khoáng thiên nhiên đến từ chính thành phần khoáng chất của nước. - Khám phá của người Pháp

+ Năm 1928, Thanh Tân chính thức được khám phá bởi một nhà khoa học người Pháp, Tiến sĩ Albert Sallet (1877-1948). Tiến sĩ Sallet thường được biết tới với tình yêu mà ông dành cho nhiều nét văn hóa Việt Nam. Sau thời gian phục vụ cho quân đội, ông ở lại Annam (tên mà thực dân Pháp đặt cho miền Trung Việt Nam – Trung Kỳ) suốt hơn 20 năm để thực hiện các nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có địa chất học, dược liệu truyền thống và dược liệu thảo mộc.

+ Năm 1928, nghiên cứu “Về nguồn nước khoáng nóng của Annam” của ông được đăng trên “Tập san xã hội các nghiên cứu về Indochine”. Albert Sallet là người đầu tiên xác nhận Thanh Tân là một nguồn khoáng nóng.

- Khám phá khoa học

+ Bằng chứng khoa học về thành phần khoáng chất của nước khoáng thiên nhiên Thanh Tân được ông Henri Fortaine hé lộ vào năm 1957. Là một nhà truyền giáo từ chương trình Mission Estrangere de Paris (MEP), Henri Fontaine cũng là một nhà địa chất xuất sắc, trong 24 năm làm việc ở Việt Nam và Đông Nam Á từ 1951 đến 1975, đã có những nghiên cứu quan trọng về địa chất Việt Nam. Năm 1957, trong khi làm việc ở Cục Dịch vụ Địa chất thuộc Bộ Kinh Tế ở Sài Gòn, ông đã xuất bản nghiên cứu “Những nguồn khoáng nóng ở miền Nam Việt Nam” trong tập san tài liệu địa chất ở Việt Nam.

+ Dựa trên phân tích các mẫu nước của Henri Fontaine, thành phần khoáng chất của nước đóng chai tại nguồn nước Thanh Tân được xếp loại là một loại hỗn hợp Sulphat, Calci và Axit carbonat ở nhiệt độ từ 56°C – 66°C.

+ Trong những năm từ ngày đầu được khám phá, nguồn nước Thanh Tân đã được khảo sát nhiều lần, vào năm 1973 bởi các nhà địa chất Séc, và vào năm 1980 và 1992 bởi các nhà địa chất Việt Nam. Tất cả các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng chất khoáng ổn định so với kết quả của H.Fontaine, và nhiệt độ cao nhất với điểm xuất lộ có khi lên tới 68°C.

- Những bước phát triển mới

+ Năm 1983, Bộ Y tế thông báo nguồn nước Thanh Tân được phép khai thác để sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai và sử dụng cho các mục đích sức khỏe khác từ suối nước nóng. Tới năm 1986, công ty Dược phẩm Thừa Thiên Huế đã xây dựng nhà máy sản xuất nước từ nguồn và cùng năm đó, nước khoáng thiên nhiên Thanh Tân lần đầu tiên đã xuất hiện trên thị trường.

+ Năm 1998, Công ty Cổ phần Thanh Tân ra đời, hợp nhất nhà máy sản xuất nước đóng chai và quyền khai thác suối khoáng nóng trên diện tích 50 hecta xung quanh. Dược sĩ Lê Thị Châu (1941-2012) là chủ tịch công ty. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc cùng với kinh nghiệm lâu năm của bà trong ngành chăm sóc sức khỏe, đã giúp bà nuôi dưỡng tầm nhìn về một doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn thuần dừng lại ở nước đóng chai. Bà muốn xây dựng Thanh Tân trở thành một điểm du lịch, nơi mà suối nước nóng và nguồn khoáng chất trong nó có thể phát huy được những mục đích trị liệu. Dưới sự lãnh đạo của bà Châu, mảnh đất cằn cỗi và những ngọn đồi trơ trụi - tàn dư của thời kỳ chiến tranh - đã được biến đổi thành Khu Nghỉ dưỡng Suối nóng Alba xanh mát như ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bán hàng của nhà máy sản xuất nước khoáng alba tại thị trường huế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)