Quy trình phát hành và thanh toán thẻ có ý nghĩa rất quan trọng trọng việc hạn chế rủi ro thẻ, nâng cao chất lượng hoạt động thẻ. Vi vậy, đòi hỏi bộ phận thẻ phải nghiêm túc thực hiện quy trình từ khâu phát hành đến khâu thanh toán. Mặt khác, thẻ là lĩnh vực hoạt động luôn có sự đối mới, đòi hỏi Agribank phải thường xuyên rà soát lại quy trình để điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đối tác, cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống thẻ, phù hợp với quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về thẻ. Chấp hành nghiêm các quy định pháp lý về an toàn bảo mật trong hoạt động thẻ, tăng cường tần suất và chất lượng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ; rà soát quy trình, thù tục liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ và triển khai đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong từng khâu để ngăn ngừa hiệu quả tội phạm; triển khai nghiêm túc việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip theo lộ trình được quy định tại Thông tư 41 cùa NHNN ngày
28/12/2018; tăng cường công tác truyên thông đê nâng cao nhận thức vê an toàn thông tin cho khách hàng; nghiên cứu triển khai giải pháp giám sát, cảnh báo đối với chù thẻ dựa trên phân tích hành vi, thói quen cùa khách hàng, vị trí địa lý... Từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu thực tiễn cần phải đồi mới mô hình quản lý rủi ro hoạt động thẻ trong hệ thống NHTM Việt Nam, mục tiêu chung mà các NHTM Việt Nam phải hướng tới chính là tăng cường quản lý rủi ro hoạt động trong ngân hàng, từng bước tiệm cận và đáp ứng các yêu cầu, nguyên tắc, và thông
lệ quốc tế tốt về quản lý rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ.
Agribank nên áp dụng một số biện pháp nhằm phòng, tránh rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ như:
a/Nâng cao chất lượng thâm định, áp dụng chế tài đối với ĐVCNTgian lận:
Agribank cần nâng cao chất lượng thẩm định ĐVCNT. Các cơ sở kinh doanh muốn ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ, ngoài giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, ... Agribank cũng Cần xem xét các báo cáo tài chính của đơn vị để đánh giá kết quả kinh doanh, dòng tiền của đơn vị. Hiện nay cán bộ thẻ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tín dụng nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định năng lực tài chính của ĐVCNT. Đe giải quyết vấn đề này trước mắt bộ phận thẻ ở các chi nhánh có thể phối hợp với phòng tín dụng để thẩm định ĐVCNT. Hiện tại, Agribank đã ban hành quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tuy nhiên, chưa đưa ra chế tài rõ ràng đối với hành vi gian lận, giả mạo thẻ của chủ thẻ, ĐVCNT. Đẻ hạn chế rủi ro phát sinh, Agribank cần phải nghiên cứu xây dựng văn bản quy định về chế độ thưởng, phạt đối với việc phát hiện giao dịch gian lận, giả mạo. Các chế tài áp dụng xử lý đối với hành vi giả mạo, lừa đảo trong giao dịch thẻ phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định cụ thế về trách nhiệm của ĐVCNT khi lợi dụng hệ thống thanh toán của ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán khống đề bảo vệ quyền lợi của ngân hàng thanh toán Hành vi tội phạm thẻ, tiết lộ thông tin, ăn cắp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận trong thanh toán thẻ cần có chế tài để xử lý đối với đối với các cá nhân, tố chức gây thất thoát thông tin khách hàng. Đối với ĐVCNT gian lận, cần chế tài xử
lý đôi với hành vi tiêt lộ thông tin, ăn căp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận, hay cá nhân, đơn vị gây thất thoát dữ liệu thẻ, đặc biệt là các đơn vị được thuê ngoài.
b/ Thiết lập hạn mức sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ:
Việc thiết lập các hạn mức sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ có tác dụng hạn chế tồn thất cho Agribank, đối tác và khách hàng khi có rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng thẻ. Agribank nên thiết lập các hạn mức sau:
+ Hạn mức chỉ tiêu ngày: là số tiền tối đa và số lần tối đa mà chủ thẻ có thể thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong một ngày. Agribank nên xây dựng nhiều hạn mức chi tiêu ngày theo từng loại thẻ, từng hạng thẻ và theo hạn mức tín dụng của chủ thẻ. Hạn mức này nhằm mục đích quản lý chi tiêu cho khách hàng, hạn chế rủi ro cho những loại hình sử dụng thẻ có độ rủi ro cao, giảm thiểu tốn thất trong những trường hợp khách hàng làm mất thẻ, thất lạc hoặc thẻ bị lợi dụng.
+ Hạn mức thanh toán dự phòng tại Agribank'. Hạn mức này được các ngân hàng phát hành thiết lập cho các ngân hàng thanh toán. Trong trường hợp hệ thống xử lý giao dịch của ngân hàng thanh toán không kết nối được với ngân hàng phát hành đế cấp phép giao dịch vi một lý do nào đó hoặc hệ thống xử lý giao dịch của ngân hàng phát hành xử lý quá chậm thì hạn mức này được áp dụng đế tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ.
+ Hạn mức thanh toán dự phòng tại các Tổ chức thẻ quốc tế (TCTQTỵ. Theo quy định của các TCTQT, các ngân hàng phát hành phải thiết lập hạn mức thanh toán dự phòng tại các TCTQT. Đây là hạn mức các ngân hàng phát hành ủy quyền cho TCTQT cấp phép cho các giao dịch thẻ do mình phát hành khi hệ thống xử lý giao dịch của ngân hàng thanh toán vì một lý do nào đó không kết nối được với ngân hàng phát hành hoặc hệ thống của ngân hàng phát hành xử lý quá thời gian cho phép. Tùy từng tồ chức thẻ mà hạn mức này có thể do ngân hàng phát hành tự đặt hoặc phải đạt mức tối thiểu nào đó để đảm bảo chi tiêu cho khách hàng và không ảnh hưởng đến thương hiệu của các TCTQT. Dựa trên tình hình sử dụng thẻ của khách hàng, theo thông lệ của TCTQT, tùy từng thời kỳ phát triển khác nhau
của hoạt động thẻ, Agribank cân nhăc xác định hạn mức dự phòng cho phù hợp. Trong những trường hợp đặc biệt, khi ngân hàng gặp giả mạo thẻ với quy mô lớn thì phải điều chỉnh hạn mức này bàng 0 để hạn chế tổn thất cho ngân hàng
+ Hạn mức thanh toán trần: Hạn mức thanh toán này được áp dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thẻ cùa khách hàng tại những khu vực mà các ĐVCNT chưa được trang bị máy thanh toán thẻ tự động và kết nối trực tuyến với ngân hàng thanh toán. Hạn mức này quy định số tiền giao dịch tối đa mà ĐVCNT không cần xin cấp phép thanh toán. Với những giao dịch ứng tiền mặt và giao dịch thanh toán hàng hoá coi như tiền mặt: vàng, bạc, đá quý, chip chơi bạc ... hạn mức này luôn bằng 0 để giảm thiểu rủi ro. Với việc trang bị ngày càng nhiều thiết bị thanh toán thẻ tự động cũng như hoạt động cấp phép thanh toán thẻ luôn đạt tiêu chuẩn của các TCTQT, thực hiện trong thời gian quy định thi Agribank nên đặt hạn mức này bằng 0, yêu cầu tất cả các giao dịch thanh toán đều phải được cấp phép để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
c/ Thông tin hướng dẫn sử dụng thẻ an toàn:
Chủ thẻ là những người trực tiếp sử dụng thẻ để thanh toán, chủ thẻ sử dụng thẻ đúng cách sẽ đảm bảo việc thực hiện giao dịch thanh toán thành công và an toàn. Tuy nhiên đây là một sản phẩm mới trên thị trường nên không phải chủ thẻ nào cũng biết cách sừ dụng. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thẻ Agribank cần xây dựng ấn phẩm hướng dẫn cũng như các lưu ý đối với khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ. Thông tin hướng dẫn sử dụng thẻ cần lưu ý các nội dung sau:
+ Bảo quản các thông tin thẻ: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, số PIN, mã
số bí mật của thẻ, ... Trong hướng dẫn sử dụng thẻ, Agribank khuyến cáo khách hàng bảo quản thông tin thẻ, không để lộ các thông tin thẻ của mình cho người khác biết, cẩn thận trong việc mua sắm trên mạng, không nên mua sắm hàng hoá, cung cấp thông tin thẻ đế thực hiện thanh toán trên các trang Web hay cho các ĐVCNT không tin cậy, chủ thẻ không biết rõ ...
+ Các lưu ỷ trong quá trình thanh toán thẻ: Đê thực hiện việc thanh toán bằng thẻ, các chủ thẻ phải đưa thẻ cho đơn vị để thực hiện giao dịch thanh toán. Tình trạng thẻ bị skimming, giao dịch thanh toán bị thực hiện nhiều lần, số tiền cấp phép lớn hơn số tiền khách hàng phải thanh toán ... đều phát sinh trong quá trình thanh toán này và gây tổn thất cho Agribank cũng như phiền phức cho chủ thẻ. Đe hạn chế rủi ro có thể xảy ra, Agribank khuyến cáo chủ thẻ yêu càu đơn vị tiến hành cà thẻ thanh toán trong phạm vi kiểm soát, tàm nhìn của mình để đề phòng đơn vị skimming thẻ. Khách hàng chỉ ký vào hoá đơn thanh toán đà điền đầy đủ và chính xác các thông tin giao dịch, không ký trước cho đơn vị, yêu cầu đơn vị huỷ hoá đơn giao dịch trước mặt minh nếu không thực hiện thanh toán nữa. Ngoài ra, nếu chủ thẻ phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ giả mạo nào trong quá trình thanh toán thì chũ thẻ nên liên hệ ngay với Agribank để theo dõi và có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
d/Kiêm tra và hướng dẫn hoạt động thanh toán thẻ tại ĐVCNT:
ĐVCNT là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quá trình thanh toán thẻ, có vai trò quan trọng đến sự phát triển của dịch vụ thẻ nhưng ũng tiềm ẩn những rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng. Ngay sau khi ký kết Hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ, ngân hàng đà tiến hành lắp đặt các thiết bị cần thiết và đào tạo cho
nhân viên về quy trình chấp nhận thanh toán thẻ cho đơn vị. Tuy nhiên, tại các ĐVCNT nhân viên thanh toán thẻ thường xuyên thay đồi và nhân viên mới thường không được người cũ truyền đạt những kiến thức cần thiết dẫn đến việc chấp nhận thẻ gặp nhiều khó khăn và khả năng rủi ro xảy ra rất cao. Chính vi vậy ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tào bồi dưỡng lại cho nhân viên chấp nhận thẻ các kiến thức về:
+ Cách nhận biết thẻ: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, các dấu hiệu bảo mật, biểu tượng các lại thẻ chấp nhận thanh toán.
+ Cách chấp nhận JL • thanh toán thẻ: các thao tác cần thiết để thực • hiện việc• • thanh toán thẻ, cách cà thẻ xin cấp phép thanh toán giao dịch, đối chiếu thông tin in trên thẻ và thông tin được mà hoá, tên và chữ ký của chủ thẻ, cách settlement giao
dịch thanh toán về ngân hàng ...
+ Khuyên cáo nhân viên châp nhận thẻ nhận biêt các hành vi, thái độ có dâu hiệu nghi ngờ giả mạo cùa khách hàng cũng như cách thức giả quyết xử lý các tình huống nghi ngờ giả mạo.
+ Hướng dẫn cho ĐVCNT biết về hoạt động Skimming và cách quản lý nhân viên. Bên cạnh việc đào tạo trực tiếp nhân viên chấp nhận thẻ tại các ĐVCNT, Agribank nên in các ấn phẩm hướng dẫn cách nhận biết và thanh toán thẻ dưới dạng decan, stick, sách, tài liệu hướng dẫn, các thiết bị giúp phát hiện thẻ giả... Ngoài việc đào tạo hướng dẫn ĐVCNT, Agribank phải tiến hành việc kiểm tra các ĐVCNT trong quá trình thanh toán. Cán bộ thẻ cần trực tiếp đến ĐVCNT để xem đơn vị có tiến hành kinh doanh thực sự không, tránh trường hợp các ĐVCNT không có trụ sở kinh doanh, không tiến hành kinh doanh mà chỉ ký hợp đồng thanh toán đế thực hiện các giao dịch giả mạo thanh toán thẻ. Cán bộ Agribank cũng cần kiểm tra thiết bị thanh toán tại ĐVCNT để đảm bảo ĐVCNT không sử dụng các thiết bị có khả năng lưu trữ thông tin giao dịch, không lắp đặt các thiết bị để skimming thẻ, ngăn chặn việc cung cấp thông tin thẻ cho bên thứ ba và bảo mật thông tin trong
quá trình truyền thông tin về ngân hàng. Trong quá trinh kiểm tra, cán bộ thẻ cần chú ý đến những biểu hiện có dấu hiệu nghi ngờ của ĐVCNT để phát hiện sớm những ĐVCNT có hành vi lừa đảo trong hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ.