Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại công ty nam việt, xã phượng tiến, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về bệnh sinh sản trên lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Nguyễn Văn Thanh và cs. (2015) [22] cho biết, bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chắnh dẫn tới hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [10], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn

Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ

do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Theo Lê Xuân Cương (1986) [3], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể, khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm tử cung.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chắ làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ắt vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [12].

Đồng thời cũng có nhiều tác giả đã có những tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn:

Theo Nguyễn Như Pho (2002) [16], lợn Yorkshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, do điều trị kịp thời nên khỏi 100%, song đã ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn tới viêm tử cung.

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [12], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%; trên nhóm lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao nhiều hơn so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82 - 23,33%.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [19], tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại hướng nạc đang được nuôi tại các địa phương vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là tương đối cao (7,1%) và có sự khác nhau giữa các địa phương. Bệnh viêm tử cung thường tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa.

2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Nguyên nhân của bệnh viêm đường sinh dục là do đường sinh dục bị tổn thương, do hiện tượng sát nhau. Bệnh phát triển là do nuôi dưỡng không tốt, do đưa vào đường sinh dục những dụng cụ, những chất kắch thắch đẻ, chúng phá hoại hoặc làm kết tủa chất nhày ở bộ máy sinh dục.

Theo Urban V.P. và cs. (1983) [37], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus

aureus, Streptococcus spp.

Theo Smith B.B. và cs. (1995) [35], Taylor D.J. (1995) [36], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc

phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Theo Urban V.P. và cs. (1983) [37], điều trị viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sang mà phải tắnh đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thắ nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn phương pháp điều trị.

Theo Trekaxova A.V. và cs. (1983) [32], chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 88 - 10cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 -3 lần.

Theo Smith và cs. (1995) [35], chữa bệnh viêm tử cung bằng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25g, penicillin 500.000UI, dung dịch KMnO4 1% 40ml + vitamin C.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng và phạm vi tiến hành

- Lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại công ty nam việt, xã phượng tiến, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)