Địa điểm và thời gian tiến hành

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại công ty nam việt, xã phượng tiến, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

- Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn Công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

-Thời gian: Từ ngày 10/12/2020 đến ngày 30/05/2021. 3.3. Nội dung nghiên cứu

-Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.

- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại.

-Áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại. - Xác định tình hình mắc bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

-Cơ cấu đàn lợn nái tại cơ sở thực tập trong 3 năm qua (2019 Ờ 5/2021).

-Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại qua 6 tháng thực tập. -Một số chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái.

-Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

-Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn lợn nái tại trại. -Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại.

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = -Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = -Tỷ lệ lợn chết: Tỷ lệ chết(%)= 3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng trại

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê sinḥ bao gồm nhiều yếu tố: Vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trạiẦ

Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực tập tại trại em đã tắch cực tham gia công tác vệ sinh cùng cán bộ kĩ sư, công nhân trong trại với lịch trình như sau:

- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc các kỹ sư, công nhân và sinh viên tất cả đều phải đi ủng, mặc đồ bảo hộ, đi qua cửa sát trùng rồi mới vào chuồng.

- Hàng ngày, chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi giữa các dẫy chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

* Đối với chuồng bầu: Sau khi lợn cách ngày đẻ dự kiến khoảng 1 tuần sẽ được tắm chải sạch sẽ rồi được đưa sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và phun sát trùng đợi đón lợn mẹ cai sữa.

* Đối với chuồng đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con được xuất bán, tham gia tháo dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

Khi có dịch bệnh xảy ra công tác vệ sinh thú y được tiến hành nhanh chóng hơn, thường xuyên và triệt để hơn bao giờ hết.

Chuồng nuôi được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omnicide vào cuối buổi sáng hoặc cuối buổi chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ 300 ml sát trùng/1000 lắt nước.

3.4.2.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi, quan sát những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:

* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày

- Trạng thái cơ thể bình thường: Con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.

* Kiểm tra thân nhiệt:

-Quan sát, cảm nhận bằng tay:

+ Trạng thái bình thường: Toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trạng thái bệnh lý: Toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran.

-Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43oC

+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.

+ Dùng bông tẩm cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng. + Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.

+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên

thang nhiệt kế.

+ Trạng thái bình thường: Thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40oC.

+ Trạng thái bệnh lý: Hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42oC. * Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:

- Trạng thái bình thường: Màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.

- Trạng thái bệnh lý: Âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dắnh nhiều dịch viêm.

* Kiểm tra âm đạo:

-Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.

-Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vô trùng để kiểm tra. + Trạng thái bình thường: Con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.

+ Trạng thái bình thường: Nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.

+ Trạng thái bệnh lý: Nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.

Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái, cán bộ kỹ thuật tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng...từ đó có các biện pháp điều trị cho lợn nái bị bệnh.

3.4.2.4. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý của trại * Các quy trình khác

-Phát hiện lợn động dục

+ Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kắch thắch thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.

+ Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.

+ Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ắt, sau đó chuyển sang đặc dắnh.

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.

-Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

+ Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và

khoảng thời gian dẫn tinh thắch hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ). + Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Dẫn tinh quản, kéo,giấy lau.

+ Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tắch (80 - 100 ml) và số

lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.

+ Bước 4: Vệ sinh lợn nái: Vệ sinh cơ quan sinh dục cái bằng

+ Bước 5: Dẫn tinh gồm các khâu sau:

Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ khi kịch thì rút ra 2 cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoáy nắp lọ tinh để cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại trong 5 phút.

Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

+ Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần

lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Kết quả đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi tại trại trong 3 năm(2019 Ờ 5/2020) (2019 Ờ 5/2020)

Quá trình thưc tập tốt nghiệp tại trại, em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2019 - 5/2021) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại.

Kết quả theo dõi tình hình chăn nuôi của trại được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm 2019 Ờ

5/2021

TT

1 Lợn đực giống

2 Lợn nái sinh sản

3 Lợn con

Nhìn vào bảng trên cho thấy số đầu đàn lợn của trại có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, tổng số đầu lợn đã tăng từ 25.981 con (năm 2019) lên 32.104 con (năm 2020), tương ứng với tăng 23,56%. Trong đó lợn nái sinh sản tăng từ 900 con (năm 2019) lên 1.200 con (năm 2020), tương ứng với tăng 33,33%; lợn con tăng từ 25063 con (năm 2019) lên 30.881 con (năm 2020), tương ứng với 23,21%; lợn đực tăng từ 18 con (năm 2019) lên 23 con (2020), tương ứng với tăng 27,7%. Tuy nhiên năm 2021 có xu

hướng giảm do dịch bệnh hoặc chăm sóc kém. Điều đó cho thấy, tình hình phát triển chăn nuôi của trại là tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng không điều.

Số lượng nuôi của các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lượng lợn con là cao nhất, số lượng lợn nái có xu hướng tăng qua các năm. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: Số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng do số nái tăng nên nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái tăng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng loại thải những con đực giống kém chất lượng, già yếu.

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tạitrại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản tại trại

Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Hiểu được tầm quan trọng của việc này trong suốt 6 tháng thực tập tại trại, em đã thường xuyên được tham gia các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại.

Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chắnh vì vậy, cần phải cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái chửa được cho ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và chiều), lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, trưa và chiều).

Qua 6 tháng thực tập tại trại số lượng lợn nái mà em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong giai đoạn từ 100 - 114 ngày, kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái được em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng Tháng 1 2 3 4 5 Tổng

Số liệu bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, chúng em đã tiến hành trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái qua các giai đoạn từ nái chửa đến nái nuôi con. Đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối từ 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra cám phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ắt đều ảnh hưởng tới bào thai.

4.2.2.Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại

Trong suốt thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc, theo dõi đàn lợn nái. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại được trình bầy tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 3

Tổng

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: Tổng số nái theo dõi là 207 , trong đó 188 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 90,82%, có 19 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 9,17%. Số nái đẻ khó giữa các tháng khác nhau là do số nái già cao cho vậy tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp là khác nhau.

Khi lợn nái xuất hiện các triệu chứng như: Rặn nhiều lần, chảy nước ối, thường co một chân sau nhưng không đẻ được hoặc lợn đã đẻ một số con rồi nhưng ngưng đẻ trong thời gian từ một giờ trở lên thì ta phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong quá trình can thiệp lợn đẻ khó em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm như: Không được vội vàng sử dụng ngay thuốc kắch thắch đẻ khi chưa tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân gây đẻ khó. Cách kiểm tra xác định nguyên nhân như sau: Cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng, sau đó xoa nhẹ lên tay một ắt vaseline; chụm thẳng năm đầu ngón tay nhẹ nhàng đưa vào qua âm hộ theo nhịp rặn đẻ. Nếu thai nằm ngang thì dùng các đầu ngón tay lần tìm ngôi đầu lợn con nhẹ nhàng xoay hướng theo ngôi thuận và lôi từ từ ra ngoài theo nhịp rặn đẻ. Nếu xác định không phải là thai nằm ngang thì lúc đó mới tiêm thuốc kắch thắch đẻ (Oxytocin) cho lợn nái. Sau khi can thiệp bằng tay để lấy thai ra cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các loại thuốc kháng sinh để chống viêm tử cung, âm đạo. Ngoài ra còn kết hợp với các loại thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho lợn.

Ngoài ra để khắc phục, hạn chế hiện tượng đẻ khó thì trong công tác giống cần chọn giống lợn hậu bị đúng kỹ thuật về ngoại hình, cần loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp và lợn nái quá già. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn đẻ. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng giúp cho quá trình tiết

hormon phù hợp với từng giai đoạn.

4.3. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới thành quả chăn nuôi. Công tác vệ sinh bao gồm: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh nước, vệ sinh chuồng trạiẦ

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kắnh và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại công ty nam việt, xã phượng tiến, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 41)