Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại công ty nam việt, xã phượng tiến, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 57)

mẹ tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

Chỉ tiêu Tên bệnh Đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Viêm khớp Sát nhau

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Khi theo dõi 207 lợn nái sinh sản trước và sau khi đẻ về 3 bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái thấy rằng hiện tượng đẻ khó có 19 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ là 9,17%, và bệnh viêm tử cung là 19 con chiếm tỷ lệ là 9,17%, bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ là 1,93% tiếp đến là bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 0,96%.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 9,17% là do chủ yếu là đàn nái ở lứa sinh sản trung bình là lứa 7 và 8 lên khả năng sinh sản kém, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu là chủ yếu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại được trình bày ở bảng 4.7 dưới đây.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Tên bệnh Đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Viêm Khớp Sát nhau

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Cụ thể: Đã xử lý được 19 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt tỷ lệ an toàn và khỏe mạnh là 100%. Có 19 lợn nái bị viêm tử cung sau 3 - 5 ngày điều trị liên tục thì có 15 lợn khỏi bệnh, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 78,94%. Bệnh viêm vú sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Bệnh viêm khớp sau 3 - 5

Đối với bệnh sát nhau, viêm tử cung sau đẻ trại dùng oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm

tái phát bằng Pen Ờ strep với liều lượng là 1 ml/20 kg TT hoặc Shoptapen với liều lượng 1 ml/25 kg TT. Điều trị trong 3 ngày. Sau khi nhau thai, dịch tử cung ra hết em dùng nước muối sinh lý 0,9 % để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Bệnh viêm vú trại em dùng Dufamox LA liều 1ml/10 kg TT hoặc Shoptapen với liều lượng 1 ml/25 kg TT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.

Kết quả bảng 4.7 cũng cho thấy, các phác đồ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái trong khóa luận này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị không kéo dài, nên có thể khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong quá trình chăn nuôi.

4.4.3. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con

Ngoài công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại thì em cũng được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp phải ở đàn lợn con. Sau đây là kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại Chỉ tiêu

Tên bệnh

Hội chứng tiêu chảy cấp PED

Hội chứng hô hấp

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại, trong 2.590 lợn theo dõi thì có 1.520 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy cấp PED chiếm 58,68%, có 102 lợn con mắc hội chứng hô hấp chiếm 3,93%. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng

của các yếu tố bên ngoài như vi rút, vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thắch hợp (lạnh quá hay nóng quá). Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ, tiêm vaccine PED cho nái trước khi đẻ 30 ngày và nhắc lại sau 15 ngày, giữ ấm cơ thể cho lợn con.

Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khắ trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi cũng dẫn tới bệnh về đường hô hấp chắnh vì vậy làm cho số lợn con mắc hội chứng hô hấp cũng khá cao.

Vì vậy, việc giữ ấm cho lợn con trong những ngày thời tiết lạnh giá là điều rất cần thiết, bên cạnh đó còn phải cung cấp thức ăn đảm bảo cả số lượng và chất lượng và nước uống đầy đủ.

4.4.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con tại trại

Tên bệnh Hội chứng tiêu chảy cấp PED Hội chứng hô hấp

Kết quả bảng 4.9 cho thấy trong 1.520 lợn mắc bệnh tiêu chảy sau khi điều trị có 1.315 lợn khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 86,51 %, số lợn mắc bệnh hô hấp

dưỡng, chăm sóc tốt, bổ xung thêm các loại thuốc bổ như Dufafosfan B12 để nâng cao sức đề kháng cho lợn con đồng thời tăng cường công tác vệ sinh thú y.

4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái

Qua thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã thống kê được một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái, kết quả được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái Tháng theo dõi 1 2 3 4 5 Tổng

Qua bảng 4.10 cho ta thấy, các chỉ tiêu về lợn con của trại là tương đối cao. Trong đó số con đẻ ra/lứa cao nhất là vào tháng 5 (13), thấp nhất là vào tháng 12 (11,78). Số con còn sống đến cai sữa cao nhất vào tháng 3 (11,30) và thấp nhất vào tháng 2 (10,63). Sở dĩ như vậy là do trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sau khi đẻ đến khi cai sữa có rất nhiều nguyên nhân làm cho số lượng lợn con cai sữa giảm. Các nguyên nhân có thể là do lợn mẹ đè chết con, do loại thải những con gầy yếu, không đủ tiêu chuẩn về cân nặng, một số lợn con bị nhiễm trùng hay bị chết. Cụ thể do vẫn để xảy ra tình trạng lợn mẹ đè chết con, công tác vệ sinh chuồng trại chưa được tốt. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý cần bố trắ đủ nhân lực làm việc, trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Nếu tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trên sẽ làm giảm được tỷ lệ chết ở lợn con từ khi đẻ ra đến khi cai sữa từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế

trong chăn nuôi.

4.6. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn, em còn tham gia một số công việc như: Đỡ đẻ cho lợn mẹ, mài nanh, bấm đuôi lợn con, thiến lợn đực,phát cỏ xung quanh trại, ...

Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con Stt 1 2 3 4 5 6

Trong thời gian thực tập tại trại chúng em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn của trại vừa được học làm một số thao tác trên lợn con như mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecnia.

Số liệu bảng 4.11 có thể thấy trong 6 tháng thực tập em thực hiện các công việc khác tại trại là không đồng đều. Công việc việc mài nanh, bấm số tai và cắt đuôi là được thực hiện nhiều nhất với số lợn con thực hiện là 1.120 con kết quả an toàn đạt 100%. Vì lợn con sau khi sinh ra phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú, cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, bấm số tai sớm để vết thương mau lành, ắt chảy máu và làm giảm stress cho lợn con.

Thiến trực tiếp 560 lợn đực con và tỷ lệ thành công 100%

Qua thời gian thực tập ở trại em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 120 lợn, an toàn 120 lợn, đạt tỷ lệ 100%

Công việc mổ hecnia với số ca thực hiện ắt, trong 6 tháng thực tập em có theo dõi và phát hiện được 20 lợn con bị hecnia và tiến hành mổ thành công 18 con và đạt tỷ lệ 83,33%. Nguyên nhân dẫn đến lợn con bị hecnia chủ yếu là do di truyền khi đẻ ra lợn con đã bị, một phần là do trong quá trình tao tác thiến lợn đực do không đúng kỹ thuật làm rách lỗ bẹn dẫn đến ruột theo lỗ bẹn thoát ra ngoài âm nang.

Trong 6 tháng thực tập, em đã tham gia tiêm Fe Ờ B12 và cho lợn con uống thuốc phòng trị bệnh cầu trùng cho 1120 lợn con được 3 ngày tuổi và đạt kết quả an toàn 100%.

Qua những việc trên đã giúp em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề vè thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

5.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của trại

Qua quá trình thực hiện chuyên đề tại trại lợn công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Em có một số kết luận như sau:

- Về quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái trong 6 tháng thực tập lần lượt là: bệnh đẻ khó chiếm tỷ lệ cao nhất là 9,87%, bệnh viêm tử cung là 8,15%, tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 3,43%, tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm vú là 1,71%và thấp nhất là bệnh viêm khớp chiếm 0,85%.

5.1.2. Kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiện trong 6 tháng thực tập thực tập

Kết quả đạt được

+ Trong thời gian thực tập tại cơ sở: Em đã chăm sóc, nuôi dưỡng cho 233 lợn nái, điều trị cho lợn nái mắc bệnh.

+ Đỡ đẻ trực tiếp cho 120 lợn nái, an toàn 100%,thiến 560 lợn đực con và tiêm sắt cho 1.120 lợn con đều an toàn 100%.

+ Học hỏi được kỹ thuật khai thác tinh và phối giống cho đàn lợn hậu bị: Phối giống 160 lợn nái thành công 96,87%.

+ Theo dõi và điều trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại theo pháp đồ điều trị của trại và những tài liệu tham khảo đạt kết quả từ 50%-90%. Đẻ khó đạt 100%, viêm tử cung đạt 78,94%, bệnh viêm vú đạt 100% và bệnh viêm khớp đạt 100%, bệnh sát nhau đạt 75,09%.

+Phòng bệnh bằng vaccine hiệu quả là cách chăn nuôi lợn nái tốt nhất để lợn có thể khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh cao.

+Thức ăn, đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn mang thai giúp đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.

+Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt giúp lợn sinh trưởng và phát triển toàn diện.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế sản xuất tại trại chăn nuôi của công ty Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, qua phân tắch đánh giá bằng những hiểu biết của bản thân em có một số đề nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất cho trại như sau:

- Về quy trình vệ sinh thú y: Trại cần làm tốt và kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa nhất là người và phương tiện ra vào trại.

- Trại đầu tư, sửa chữa chuồng trại, mua sắm thêm nhiều thiết bị mới thay thế cho các thiết bị đã cũ kĩ và hỏng.

- Trại cần thực hiện nghiêm ngặt hơn công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như công tác tiêm phòng dịch bệnh.

- Cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật của trại cũng như là công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất.

I. Tài liệu Tiếng Việt

1.Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo

thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 29 - 35.

3.Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4.Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, tp Hồ Chắ Minh.

5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai

con,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để

sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo

trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm

(2003), Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9.Hội chăn nuôi Việt Nam (2006), Cẩm nang chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 35 - 64.

10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002),

Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Trương Lăng (1996), Nuôi lợn gia đình, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan

trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc,

16. Nguyễn Như Pho (2002), ỘẢnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo náiỢ, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chắ Minh.

17. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Văn Phùng (1995), Giáo trình chăn nuôi lợn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

19. Nguyễn Văn Thanh (2003), ỘKhảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trịỢ, Tạp chắ Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 10.

20. Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường

gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

21. Nguyễn Văn Thanh (2007), ỘKhảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc BộỢ, Tạp chắ KHKT Thú y, tập 14, số 3.

22. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia

trại, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ

(2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Phan Đình Thắm (1996), Giáo trình chăn nuôi lợn cao học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

lợn,

chắ KHKT Thú y, tập 17.

28. Nguyễn Thiện (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại công ty nam việt, xã phượng tiến, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w