HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN ĐÀ NẴNG
Tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng được phép đi vào hoạt động từ ngày 08/01/1997 theo quyết định số 212/QĐ - NH ký ngày 13/08/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Trụ sở của chi nhánh đặt tại 16- Thái Phiên, TP Đà Nẵng. kể từ khi thành lập đến nay, chi nhánh không ngừng thay đổi phương thức hoạt động, hoàn thiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Ngày 22/03/2010 ACB đã khánh thành và đưa vào Trụ sở mới Chi nhánh Đà Nẵng tại số 218 Bạch Đằng. Nằm ở vị trí trung tâm TP Đà Nẵng, bên dòng sông Hàn, trụ sở, cao ốc văn phòng ACB cao 11 tầng với tổng diện tích sàn lên đến 7.220,37m², tổng vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng. Bên cạnh chức năng là trụ sở hoạt động tài chính - ngân hàng của ACB – CN Đà Nẵng, ACBR- công ty địa cố Á Châu và AREST - Công ty Thẩm định giá địa ốc Á Châu, cao ốc còn cho thuê văn phòng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại: hệ thống máy lạnh, thang máy, báo cháy tự động, thoát hiểm dự phòng, dịch vụ an ninh chuyên nghiệp 24/24 của Công ty Dịch vụ bảo vệ Á Châu - ACBD, hệ thống điện dự phòng.... [27]
Qua nhiều năm hoạt động đội ngũ cán bộ nhân viên không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chuyên môn. Đây là thế mạnh hiện tại và trong tương lai của chi nhánh tạo điều kiện cho chi nhánh có được phong cách làm việc năng động, có hiệu quả, có khả năng vận dụng những nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại vào trong hoạt động của chi nhánh.
Chức năng và nhiệm vụ
Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng hoạt động theo quy định và chức năng của một ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó lĩnh vực hoạt động kinh doanh do Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu quyết định.
Phó giám đốc vận hành Phó giám đốc kinh
doanh
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
ACB đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của NHTM theo nghị định 59/2009/NĐ-CP và thông tư 06/2010/TT-NHNN. Còn đối với chi nhánh, bộ máy quản lý của Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng hiện nay được tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng. Với mô hình này, bộ máy quản lý gọn gàng, năng động và có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, nhưng đồng thời đảm bảo các nguyên tắc chính sách, chế độ của ngân hàng Á Châu Hội sở.
Cơ cấu tổ chức của ACB – CN Đà Nẵng được thể hiện qua sơ đồ tổ chức sau:
Phòn
g Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng phòngCác
tín
dụng dụngtín hỗ trợ dịchgiao toánkế chínhhành dịchgiao
KHD
N KHCN dụngtín quỹngân
Quan hệ chức năng: Quan hệ trực tuyến:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của ACB – CN Đà Nẵng
Chức năng nhiệm vụ của phòng ban
▪ Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về Giám đốc
ngân hàng TMCP Á Châu Hội sở và trước pháp luật.
▪ Hai phó Giám đốc là những người trợ giúp cho giám đốc trong quản trị điều hành một số công việc, phụ trách một số phòng ban và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực đã phân công.
▪ Phòng hành chính:
Quản lý cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo, điều động, bố trí cán bộ phù hợp với trình độ chuyên môn, và khả năng của từng người; thực hiện các hoạt động phụ trợ về mặt hành chính, lái xe, bảo vệ và tạo điều kiện vật chất để các phòng nghiệp vụ hoạt động tốt.
▪ Phòng Giao dịch – ngân quỹ:
+ Hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản.
+ Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
+ Chấp hàng các quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định
+ Thực hiện thanh toán WU và các dịch vụ về thẻ. ▪ Phòng kế toán:
+ Trực tiếp hạch toán và thanh toán theo quy định của ngân hàng nhà nước và theo quy định của Ngân hàng TMCP Á Châu hội sở.
+ Quyết toán kế hoạch thu chi tài chính
+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định ▪ Phòng tín dụng KHCN:
+ Tiếp thị, bán sản phẩm dịch vụ; bao gồm xác địn thị trường mục tiêu (dựa vào chính sách tín dụng), lập kế hoạch khách hàng, bán sản phẩm dịch vụ.
+ Quản lý và tiếp xúc khách hàng: Cụ thể hóa và triển khai các biện pháp đã xác định, theo dõi tình hình thực hiện kinh doanh của khách hàng cá nhân, rà soát thường xuyên quan hệ với khách hàng để nắm bắt cơ hội và đưa vào kế hoạch.
+ Xây dựng và đề xuất đến khách hàng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Thẩm định, đánh giá thông tin và xếp loại khách hàng.
hàng, trực tiếp phối hợp với các phòng liên quan để giải quyết yêu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất.
▪ Phòng tín dụng KHDN:
+ Tiếp thị, bán sản phẩm dịch vụ; bao gồm xác địn thị trường mục tiêu (dựa vào chính sách tín dụng), lập kế hoạch khách hàng, bán sản phẩm dịch vụ.
+ Quản lý và quan hệ khách hàng: Cụ thể hóa và triển khai các biện pháp đã xác định, theo dõi tình hình thực hiện kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp, rà soát thường xuyên quan hệ với khách hàng để nắm bắt cơ hội và đưa vào kế hoạch.
+ Xây dựng và đề xuất đến khách hàng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Thẩm định, đánh giá thông tin và xếp loại khách hàng.
+ Hỗ trợ khách hàng: tiếp cận và quản lý chặt chẽ những yêu cầu của khách hàng, trực tiếp phối hợp với các phòng liên quan để giải quyết yêu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất.
▪ Phòng hỗ trợ tín dụng: Nhiệm vụ :
+ Nhập dữ liệu thông tin doanh nghiệp (hồ sơ vay vốn vào hệ thống TCBS). + Nhận và lưu trữ hồ sơ tín dụng gốc từ bộ phận QHKH và QLRR.
+ Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến rút vốn. Chức năng: + Lập báo cáo dữ liệu của các tài khoản vay cho quản lý. + Tham gia quá trình thu nợ gốc, lãi của khách hàng.
Tình hình sử dụng nguồn lực Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất trong ngân hàng là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình kinh doanh của ngân hàng, làm nền tảng quan trọng để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho ngân hàng trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của ngân hàng qua hệ
thống trụ sở làm việc, máy móc trang thiết bị hỗ trợ...Cơ sở vật chất của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu. Hiểu rõ được tầm quan trọng của yếu tố cơ sở vật chất, ACB – CN Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới với quy mô tòa nhà 11 tầng, và năm 2010 ACB chính thức đưa vào sử dụng trụ sở của ACB – CN Đà Nẵng tại địa chỉ 218 Bạch Đằng. Bên cạnh đó ACB – CN Đà Nẵng cũng đã đầu tư thay mới toàn bộ hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc của nhân viên ngân hàng. Bảng 2.1: Tài sản cố định ĐVT: triệu VNĐ CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH (+/-) (%) I. Tài sản cố định hữu hình 6,208.2 5 6,683.5 2 475.27 7.66 1. Trụ sở làm việc 2,990.6 9 3,120.74 130.05 4.35 2. Thiết bị văn phòng 1,738.87 1,975.01 236.14 13.58 3. Phương tiện vận chuyển 909.45 923.95 14.50 1.59 4. TSCĐ khác 569.24 663.82 94.58 16.62 II. Tài sản cố định vô hình 325.60 325.60 0.00 0.00 III. Tổng tài sản cố định 6,533.85 7,009.12 475.27 7.27
Nguồn: Phòng kế toán ACB – CN Đà Nẵng
Qua bảng 2.1 ta thấy tổng tài sản có định của ACB – CN Đà Nẵng trong năm 2013 tăng 7.66% so với năm 2012, cụ thể các khoản mục từ trực sở làm việc, thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển và TSCĐ khác đều được ACB – CN Đà Nẵng chú trọng đầu tư. Qua đó đã làm thay đổi diện mạo của ACB – CN Đà Nẵng trong mắt khách hàng khi đến giao dịch với ACB cũng như tạo một sự an tâm hơn cho khách hàng khi chọn ACB – CN Đà Nẵng là nơi gìn giữ và phát huy tài chính
cho bản thân, cho gia đình cũng như cho sự nghiệp kinh doanh của mình.
Trình độ kỹ thuật và năng lực công nghệ của ngân hàng ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Là một ngân hàng mạnh và có vị thế cao trong lĩnh vực tài chính trong nước, ACB vẫn luôn chú trọng đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin vào công việc theo định hướng phát triển chung của toàn hệ thống, và ACB – CN Đà Nẵng cũng không nằm ngoài định hướng đó. Toàn hệ thống ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực. ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. Trong năm 2011, ngoài việc xây dựng kế hoạch tổng thể CNTT cho giai đoạn 2011-2015 do công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers tư vấn, ACB cơ bản hoàn thành một số dự án đầu tư CNTT phục cụ nhu cầu của các bộ phận nghiệp vụ như dự án trang bị phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM), trung tâm dữ liệu tại Công viên phần mềm Quang Trung, dự án giao dịch bằng xác thực vân tay, dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi (core banking) cũng đang được xúc tiến nhằm đắp ứng cho nhu cầu phát triển của ACB trong giai đoạn sắp tới...
Về nhân lực
Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2013, tổng số cán bộ công nhân viên của ACB – CN Đà Nẵng là 127 người, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 45%, nữ giới chiếm 55% (theo bảng số liệu 2.2)
Là một chi nhánh của NH TMCP có vị trí hàng đầu trong ngành của Việt Nam, ACB- CN Đà Nẵng đang và sẽ cần rất nhiều yếu tố để khẳng định và giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự thành công hay thất bại trong chiến lược phát triển chung của ACB cũng như của CN Đà Nẵng nói riêng chính là yếu tố nguồn nhân lực.
Bảng 2.2: Tình hình nhân sự CHỈ TIÊU SL 2011 2012 2013 (NV) Tỷ trọng (%) SL (NV) Tỷ trọng (%) SL (NV) Tỷ trọng (%) I. Tổng số lao động 63 - 87 - 7 12 -