Giải pháp hoàn thiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN kế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN điện cơ hóa CHẤT 15 (Trang 69 - 70)

Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khác h nợ không có khả năng thanh toán.

Công ty tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Công ty phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng theo từng khoản nợ phải thu khó đòi. Khoản nợ phải thu phải có chứng từ gốc và có đối chiếu xác nhận nợ bao gồm hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ.

Mức trích lập dự phòng được quy định như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 tháng đến 2 năm - 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 tháng đến 3 năm - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn trên 3 năm

Tài khoản sử dụng TK 229- Dự phòng tổn thất tài sản, chi tiết TK 2293- dự phòng nợ phải thu khó đòi, tài khoản này theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản phải thu khó đòi mà Công ty đã lập dự phòng.

Phương pháp hạch toán:

(1) Vào cuối niên kế toán, kế toán trích lập khoản dự phòng: Nợ TK 642/ Có TK 229 (2293)

(2) Cuối niên độ tiếp theo, nếu số cần trích lập nhỏ hơn số đã trích lập năm trước thì tiến hành hoàn nhập dự phòng

Nợ TK 229 (2293)/ Có TK 642: Số chênh lệch

(3) Cuối niên độ tiếp theo, nếu số cần trích lập lớn hơn số đã trích lập năm trước thì tiến hành trích dự phòng bổ sung

Nợ TK 642/ Có TK 229 (2293): Số chênh lệch

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN kế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN điện cơ hóa CHẤT 15 (Trang 69 - 70)

w