quản lý doanh nghiệp cho từng loại thành phẩm, hàng vật tư
Do đặc thù ngành nghề kinh doanh của Công ty, mà hàng hóa tiêu thụ Công ty cũng phân biệt rõ rệt cho các đối tượng khách hàng. Mặt hàng quốc phòng doanh thu chiếm 80% tổng doanh thu trong kỳ, còn lại là doanh thu mặt hàng kinh tế. Mỗi loại hàng hóa có một mức lợi nhuận khác nhau nên tối đa hóa lợi nhuận là rất cần thiết. Một trong các biện pháp tối đa hóa lợi nhuận là tăng doanh thu, giảm chi phí cho mỗi loại thành phẩm, hàng hóa. Do đó, Công ty cần xác định được kết quả tiêu thụ của từng mảng hoạt động, từng loại thành phẩm, hàng hóa, từ đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ đạt hiệu quả cao và mang lại lợi ích cho Công ty. Để thực hiện được biện pháp này, Công ty nên sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí quản lý, chi phí bán hàng cho từng thành phẩm, hàng hóa và cách thức phân bổ theo doanh thu bán hàng của từng hàng hóa so với tổng doanh
thu bán hàng trong tháng.
Tiêu thức phân bổ chi phí như sau: Chi phí bán hàng
phân bổ cho hàng i =
Tổng chi phí bán hàng
x Doanh thu của hàng i Tổng doanh thu bán hàng
Chi phí QLDN phân bổ cho hàng i =
Tổng chi phí QLDN
x Doanh thu của hàng i Tổng doanh thu bán hàng
Tổng chi phí bán hàng: Phát sinh trong 1 tháng, được lấy từ sổ cái TK 641 cuối tháng.
Tổng chi phí QLDN: Phát sinh trong 1 tháng, được lấy từ sổ cái TK 642 cuối tháng.
Tổng doanh thu bán hàng và CCDV là doanh thu phát sinh trong 1 tháng, được lấy từ sổ cái TK 511, hoặc bảng tổng hợp chi tiết bán hàng.
Doanh thu của hàng i là doanh thu bán hàng phát sinh trong 1 tháng của từng loại hàng I, và được lấy từ sổ chi tiết bán hàng.
KẾT LUẬN
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả nói riêng là có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp các thông tin đáng giá cho quản trị kinh doanh. Việc hạch toán chính xác và đầy đủ các chi phí, doanh thu và xác định kết quả là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng những thông tin về hoạt động kinh doanh của đơn vị và giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
Luận văn với đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện cơ Hóa chất 15, qua quá trình nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đó là:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15
Với những đóng góp về vấn đề nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15, tác giả hy vọng trong thời gian tới việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15 góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển cho Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố bốn (4) chuẩn mực kế toán Việt nam (đợt I).
2. Bộ tài chính (2002), Quyết định số 65/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành và cộng bố (06) chuẩn mực kế toán của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Bộ tài chính (2004), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 6 chuẩn mực kế toán mới (đợt 3), Nxb Tài chính, Hà Nội
4. Bộ tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế dộ kế toán doanh nghiệp
5. Phạm Thanh Bình (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
6. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính.
7. Công ty TNHH một thành viên Điện cơ và hóa chất 15 (2018-2021), Các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, và tài liệu lưu hành nội bộ (2018-2021).
8. Phạm Văn Dược (1998), Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. Nxb Thống kê, Hà Nội.
9. Đặng Thị Loan (2016), Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
10. Huỳnh Lợi, Võ Văn Nhị (2003), Kế toán quản trị, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Vương Đình Huệ (2000), Các mô hình kế toán cơ bản và ảnh hưởng của chúng đến cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp, NCKH tài chính kế toán số 6.
chính, Hà Nội.
13. Đặng Văn Thanh, Đoàn Xuân Tiên (2014), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính.
PHỤ LỤC Phụ lục 2.1: