Cách dùng thuốc an toàn (theo bác sĩ Bùi Nguyên Kiểm, Bệnh viện Xanh Pôn):

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 1 (Trang 29 - 33)

Nguyên Kiểm, Bệnh viện Xanh Pôn):

- Nên uống thuốc ở chỗ đủ ánh sáng: sau khi đã nhận mặt, đọc đúng tên thuốc, liều lượng mới uống. Tránh uống thuốc ở nơi không đủ ánh sáng hoặc lúc vội vàng dễ gây nhầm lẫn nhất là khi uống nhiều loại thuốc cùng một lúc.

- Nước để uống thuốc tốt nhất, tiện dụng và thích hợp nhất là nước đun sôi để nguội. Đối với các loại thuốc nước, thuốc hỗn dịch, nhũ dịch phải lắc kỹ trước khi dùng.

- Để tránh nhầm lẫn không để bất cứ thứ gì khác trong tủ thuốc. Đã có trường hợp nhầm lẫn hết sức tai hại giữa lọ keo dán sắt với lọ thuốc tra mắt Visin, do để cùng nhau trong tủ thuốc.

- Không bao giờ để thuốc ngủ, thuốc trị bệnh tâm thần, thuốc chữa bệnh tim mạch, hô hấp ở đầu giường ngủ. Trong trạng thái chưa tỉnh ngủ có thể uống thêm liều thuốc nữa. Các thuốc này có thể gây tử vong khi dùng quá liều.

- Cần sử dụng thuốc đúng theo giờ đã ghi trong đơn. Nếu buộc phải dùng thuốc khác giờ, phải hỏi lại bác sĩ đã kê đơn. Chúng ta đều biết, có loại thuốc tác dụng tốt khi ăn no, có loại lại có tác dụng vào lúc đói, có loại thuốc công hiệu nhiều hơn khi có kèm theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt hoặc nồng độ pH dạ dày riêng biệt. Các thuốc giảm đau chống viêm thường có tác hại đến dạ dày, nên uống ngay trước các bữa ăn.

- Cần cảnh giác với các thuốc an thần, thuốc có độ cồn, thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tâm thần. Đó là những thuốc không an toàn khi lái xe, sử dụng máy móc hoặc khi làm việc trên cao.

- Lưu ý đến thời hạn dùng của thuốc trên nhãn hộp, chai thuốc. Nếu thấy quá hạn, phải bỏ ngay. Nếu không thấy hạn dùng, tốt nhất là không dùng. - Hãy cẩn thận với các hình thức quảng cáo thuốc. Quảng cáo là mang thông tin đến cho mọi người. Nhưng không thể nghe, xem, đọc quảng cáo để tự sử dụng thuốc cho bản thân mình cho dù đã “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng”, vì tình trạng bệnh cụ thể của từng người khác nhau, chỉ định dùng thuốc cho mỗi người khác nhau, mỗi thuốc lại có tác dụng phụ riêng. Vì vậy, khi bị bệnh nên đến cơ sở y tế khám để được dùng thuốc đúng bệnh.

- Tuyệt đối không dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hiện nay có một số thuốc chữa tiểu đường,

chữa béo phì, chữa dạ dày ghi bằng tiếng nước ngoài, không được kiểm nghiệm, khi dùng đã gây nhiều tai biến như suy gan cấp, suy thận cấp, chảy máu dạ dày, tăng huyết áp. Có không ít trường hợp tử vong do dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Thường đó là những loại thuốc thế hệ cũ, nhiều độc tính, nhiều tác dụng phụ đã bị cấm ở các nước nhưng lại được bày bán nhiều tại các cửa hàng đông dược, được truyền miệng là loại thuốc bí ẩn chữa khỏi được bệnh.

- Cần thận trọng với các bài thuốc nam không rõ nguồn gốc, không rõ hiệu quả điều trị. Đã có nhiều người tử vong do nuốt mật cá trắm. Thuốc không rõ nguồn gốc hoặc bản thân có sự nghi ngờ thì tốt nhất là không dùng và khuyên người khác cũng không nên dùng.

- Trong các trường hợp đặc biệt, việc dùng thuốc phải được dặn dò và tuân thủ chặt chẽ: đối với người cao tuổi, các chức năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ đều đã suy giảm nên liều lượng thuốc thường khác với người trẻ tuổi, khoảng cách giữa hai liều xa hơn.

Những tác dụng gây độc, tác dụng ngoài ý của thuốc rất dễ xảy ra, dễ gây những hậu quả trầm trọng. Người già hay bị các bệnh về xương khớp nhưng tuyệt đối không được tự dùng thuốc Cortison để chữa đau khớp vì thuốc này sẽ gây loãng xương, giảm sức đề kháng, loét dạ dày, tiểu đường.

- Ngay cả thuốc giảm đau không Steroid như Aspirin, Paracetamol vẫn có nguy cơ gây chảy máu dạ dày, đồng thời tăng nguy cơ suy thận, xơ gan. Không nên dùng kéo dài các thuốc giảm đau nếu không cần thiết.

- Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, do đặc điểm cơ thể và tâm, sinh lý có những khác biệt so với người trưởng thành, nên liều lượng, cách đưa thuốc vào cơ thể, thời gian dùng thuốc, hay có những loại thuốc không được sử dụng cho trẻ em là những điều các bậc cha mẹ phải lưu ý. Không được tự ý cho trẻ em dùng bất cứ một loại thuốc ngủ nào. Chỉ nên dùng thuốc ho trong trường hợp ho khan, ho dữ dội gây giãn, xuất huyết phế quản và phải dùng loại thuốc ho dành riêng cho trẻ em. - Đối với người có thai, càng hạn chế dùng thuốc càng tốt, kể cả thuốc bổ hoặc vitamin. Cũng có một số thuốc không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng phải có chỉ định, theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ.

- Đối với người cho con bú có nhiều thuốc hấp thu và bài tiết qua sữa mẹ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ bú sữa. Phải thông báo cho bác sĩ (khi đi khám bệnh) hoặc dược sĩ (khi đi mua thuốc) là đang cho con bú để được những chỉ dẫn đặc biệt về sử dụng thuốc hoặc ngừng cho trẻ bú sữa trong thời gian dùng thuốc.

- Các thầy thuốc thường khuyến cáo, thuốc cũng là một loại chất độc. Dùng thuốc cũng như

sử dụng con dao hai lưỡi. Do vậy, cần tuân thủ nghiêm chỉnh những khuyến cáo trên bởi vì không thể coi thường sức khỏe của chính mình.

TÁM ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MỘT LOẠI THUỐC TRƯỚC KHI SỬ DỤNG THUỐC TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

Để tránh tai biến do dùng thuốc, tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra khuyến cáo gồm tám điểm giúp người sử dụng thuốc tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, thường được in và đính kèm theo thuốc:

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 1 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)