Thuốc chống nhiễm trùng

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 1 (Trang 55 - 57)

Hầu hết các thuốc kháng sinh xuất hiện trong sữa với lượng rất thấp, do đó không gây độc. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ không liên quan đến liều. Một số thuốc không có tác dụng toàn thân, nhưng có thể cho tác dụng tại chỗ, ví dụ thay đổi vi khuẩn chí đường ruột và gây tiêu chảy. Ngoài ra, có thể gặp các phản ứng dị ứng như phát ban hoặc sốt. Lần tiếp xúc đầu tiên với thuốc trong sữa có thể gây nhạy cảm cho trẻ, dẫn đến khả năng có dị ứng ở lần tiếp xúc sau.

- Acyclovir:

Thuốc có ảnh hưởng đến lympho bào trong máu ngoại biên.

- Amoxicillin, Ampicillin, Cefadroxil:

Bà mẹ uống thuốc này khi cho con bú cần theo dõi tác dụng phụ như phát ban, tiêu chảy.

- Ciprofloxacin:

Thuốc gây bệnh khớp và ăn mòn sụn ở súc vật. Quinolon phân bố trong sữa ở nồng độ cao, do vậy nên ngưng cho bú mẹ.

- Chloramphenicol:

Nên tránh cho con bú trong khi điều trị thuốc và tối thiểu mười hai giờ sau ngưng thuốc, vì có nguy cơ ức chế tủy xương.

- Clindamycin:

Có báo cáo trẻ đi ngoài ra máu khi bú mẹ đang điều trị Clindamycin.

- Dicloxacillin:

Đã được dùng điều trị viêm tuyến vú ở bà mẹ và không gây tác dụng phụ.

- Ethambutol:

Có khả năng độc cho mắt trẻ, nên tránh. - Gentamycin:

Không cần thiết ngưng bú mẹ vì Aminoglycosid hấp thu kém qua ruột.

- Isoniazid (INH):

Chống chỉ định bú mẹ do tác dụng thuốc chống ADN, thiếu máu, viêm gan.

- Metronidazol:

Chống chỉ định do tác dụng sinh ung thư. Cần ngừng sữa mẹ tối thiểu 12 - 48 giờ sau liều thuốc cuối.

- Nalidixic acid, Nitrofurantoin:

Mẹ điều trị thuốc này không nên cho trẻ thiếu G6PD bú mẹ vì nguy cơ thiếu máu tán huyết.

- Vermox (Mebendazol):

Có thể làm giảm sữa mẹ. Nên ngừng cho con bú mẹ 48 giờ sau liều cuối.

Một phần của tài liệu Kiến thức về thuốc thường dùng: Phần 1 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)