6. Các thuốc Corticoid
LỜI KHUYÊN KHI SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM
CHO TRẺ EM
Dựa vào chế độ nuôi dưỡng, sự phát triển về thể lực và trí não của trẻ em, người ta phân chia trẻ em theo các nhóm tuổi sau đây:
Trẻ sơ sinh, trẻ còn bú sữa: khoảng một năm tuổi.
Trẻ trước tuổi đi học: từ một đến năm tuổi. Trẻ ở tuổi đi học: từ năm đến mười hai tuổi. Trẻ ở tuổi thiếu niên: từ mười hai đến mười lăm tuổi.
Cơ thể của trẻ em qua các lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ, thực chất là chưa trưởng thành. Hệ thống chức năng về chuyển hóa của các cơ quan nói chung chưa phát triển đầy đủ.
Một đứa trẻ không thể là một người lớn có cân nặng thấp: Trẻ em có đặc điểm sinh lý riêng, hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp chưa hoàn chỉnh,
đang trong giai đoạn phát triển do vậy việc sử dụng thuốc ở trẻ em cần hết sức thận trọng.
Trong quá trình điều trị, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo cho thầy thuốc để điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế thuốc đang dùng nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trẻ em vốn bản tính tò mò, ham tìm hiểu thế giới xung quanh vì vậy không nên để thuốc trong tầm tay trẻ. Nhiều trường hợp tai biến đáng tiếc do trẻ uống thuốc do người lớn bất cẩn để thuốc trong tầm tay trẻ.
Ở trẻ em cũng nên phối hợp y thực trị để phòng và chữa bệnh. Nhiều loại thực phẩm cũng là vị thuốc có giá trị trong phòng và điều trị bệnh.
Có nhiều loại thuốc dễ gây tác hại ở trẻ em như các loại tinh dầu được khuyên không nên sử dụng cho trẻ nhỏ do có thể gây ngừng tim ở trẻ dưới năm tuổi. Do vậy, những chế phẩm có chứa tinh dầu như cao xoa, dầu xoa,.. không nên dùng cho trẻ em.
Thuốc chống chỉ định và thận trọng khi dùng cho trẻ em
Các thuốc có chế phẩm của thuốc phiện: Opizoic, Giảm thống, Codein. Những thuốc này có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ nhỏ.
Aspirin là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm rất thông dụng. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên không nên sử dụng cho trẻ khi bị sốt do virus do có thể gây tử vong.
Thuốc lợi tiểu, thuốc tẩy, thuốc gây nôn: trẻ em có thể chịu đựng được một số loại thuốc hơn người lớn so với cân nặng như thuốc ngủ, thuốc mê, Atropin,.. nhưng lại rất nhạy cảm với các thuốc gây mất nước điện giải cho cơ thể như các thuốc tẩy, thuốc gây nôn.
Các thuốc bôi ngoài da gây kích thích mạnh cho da trẻ cũng cần tránh không nên sử dụng, như BSI, cồn Iod.
Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ
- Không nên để trẻ nằm ngửa hoàn toàn khi cho uống thuốc, nên nằm hơi dốc tạo góc 45o so với mặt phẳng nằm ngang. Không nên bóp mũi trẻ để đổ thuốc.
- Nếu trẻ bị nôn mửa ngay sau khi uống thuốc, có thể cho uống liều khác thay thế liều mất đi do nôn. Nhưng nếu trẻ nôn mửa sau mười phút hoặc hơn sau khi uống thuốc, không nên cho uống liều bù thay thế vì thuốc có thể đã được hấp thu. Nếu trẻ bị nôn mửa nhiều, nên báo cho bác sĩ biết để dùng dạng thuốc khác.
- Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do thận lọc kém hiệu quả nên nguy cơ ngộ độc thuốc gia tăng, các hệ thống thải chất độc chưa hoàn chỉnh nên quá trình thải trừ chậm và dễ gây tai biến. Liều dùng thuốc tính theo mg/kg được điều chỉnh theo tuổi, theo tình trạng bệnh nhi và từng loại thuốc.
- Nên hạn chế tiêm bắp vì gây đau cho trẻ. Khi dùng thuốc dài ngày, nên dùng các loại thuốc không có đường. Không nên hòa thuốc vào sữa cho trẻ uống vì có thể thuốc tương tác với sữa và trẻ có thể uống thuốc không đủ liều nếu không uống hết sữa.