Chủ động đối phó với hạn, mặn trong mùa khô năm 2015-2016, từ những ngày cuối năm 2015 tỉnh đã chủ động xây dựng và ban hành

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 51 - 61)

- Nhiều hoạt động ứng phó với BĐKH đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Các hoạt động tiêu biểu như: Tại các huyện phía tây, đầu tư nâng cấp mở

2016. chủ động đối phó với hạn, mặn trong mùa khô năm 2015-2016, từ những ngày cuối năm 2015 tỉnh đã chủ động xây dựng và ban hành

từ những ngày cuối năm 2015 tỉnh đã chủ động xây dựng và ban hành các Kế hoạch phòng chống hạn, mặn bảo vệ sản xuất và đảm bảo cấp

nước mùa khô năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Ban Chỉ đạo phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh năm 2016 đã ban hành các Công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương và ngoài ra, ngày 01/3/2016 Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành Đảng văn để lãnh đạo cơng tác phịng chống hạn, xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh.

Theo Thông báo số 20-TB/TU ngày 08/4/2016 của Tỉnh ủy Tiền Giang về kết luận, chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực tại Hội nghị lần thứ ba BCH Đảng bộ tỉnh là các cấp ủy đảng,

chính quyền, MTTQ và các đồn thể tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt Công văn 146-CV/TU ngày 01/3/2016 về một số nhiệm vụ

cấp bách trong phòng, chống hạn và mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho

nhân dân, nhất là các huyện, thị phía đơng của tỉnh. Hạn chế tối đa thiệt hại do hạn, mặn xâm nhập; đánh giá đúng mức độ thiệt hại và báo cáo kịp thời với các cấp chính quyền để có chính sách hỗ trợ, khắc phục hậu quả. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án cấp nước cho huyện Tân Phú Đông.

Theo Thông báo số 81/TB-UBND ngày 06/4/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang về ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị Sơ kết cơng tác phịng, chống hạn và xâm nhập mặn ở các huyện phía đơng và Thơng báo số 89/TB-UBND ngày 12/4/2016 của

UBND tỉnh Tiền Giang về ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2016 giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục tập trung công tác chống hạn, mặn, theo dõi, bám sát diễn biến để có chỉ đạo kịp thời bảo vệ sản xuất, đồng thời thông báo cho

người dân biết về ảnh hưởng của xâm nhập mặn để người dân chủ động ứng phó, vận động người dân tham gia nạo vét kênh, mương, rạch để trữ nước ngọt, bảo vệ vườn cây ăn trái, vườn rau, lúa,… tập trung xử lý và ổn định nguồn nước cung cấp cho nhà máy nước BOO Đồng Tâm từ khu vực kênh Sáu Ấu-Xồi Hột; quyết tâm

khơng để người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt. Khẩn trương hoàn thành dự án đưa nước qua Tân Phú Đông, tạo điều kiện phát triển sản xuất khu vực này.

Bằng các nguồn vốn, từ năm 2010 đến nay tỉnh đã chủ động đầu tư, nạo vét các cơng trình thủy lợi nội đồng cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Trong năm 2016 theo kế hoạch tỉnh tiếp tục đầu

tư 449 cơng trình, chiều dài 530.629m, khối lượng 1.957.658m3,

ước kinh phí khoảng 84,198 tỷ đồng. Để chủ động ứng phó với hạn mặn, ngay từ những ngày đầu năm 2016, tỉnh (04 huyện vùng ngọt

hóa Gị Cơng) đã triển khai thi công được 30 cơng trình, chiều dài

55.606m, khối lượng 211.125m3, ước kinh phí khoảng 5,523 tỷ

đồng. Bên cạnh đó, mặc dù đang gặp khó khăn về nguồn vốn

nhưng tỉnh đã chủ động sử dụng vốn vay tín dụng ưu đãi và ngân sách tỉnh để đầu tư nạo vét tuyến kênh 14 (đoạn qua thị xã Gị

Cơng, chiều dài 4,5km đang bị bồi lắng nghiêm trọng) để tiếp nước

Trước diễn biến bất lợi của hạn, mặn, tỉnh đã chủ động tổ chức

quan trắc độ mặn ngồi sơng, tranh thủ lấy nước tối đa bằng trọng lực (lấy qua cửa cống đầu mối Xuân Hòa) và đã lắp đặt trạm bơm

dã chiến (16 thuyền tương đương 32.000m3/h) kinh phí 4,1 tỷ đồng

để bơm bổ cấp nước ngọt vào vùng dự án lúc chân triều.

Ngay từ những ngày đầu năm 2016 tỉnh có chủ trương cho các địa phương tổ chức bơm chuyền (bơm 2 cấp) đồng thời hỗ trợ kinh phí (1,6 tỷ đồng) cho 04 huyện vùng ngọt hóa Gị Cơng mua máy bơm phục vụ chống hạn vụ Đông xuân 2015-2016. Các địa phương đã tổ chức bơm chuyền 2, 3 cấp tại 674 điểm bơm, tưới cho 21.755 ha, khoảng 568.349,5 giờ bơm tương ứng với kinh phí khoảng 22,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương các cấp thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến đến nhân dân về diễn biến phức tạp của tình hình xâm nhập mặn, vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, phát động trong nhân dân ra

qn giải phóng chướng ngại vật lịng kênh, tổ chức huy động đủ lượng máy bơm để bơm chuyền 2 cấp, bơm trữ nước trên ruộng, ao đầm, trên kênh. Do tình hình diễn biến của hạn mặn rất phức tạp lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành tỉnh

thường xuyên đi kiểm tra tình hình ứng phó hạn mặn tại các địa phương kể cả trong thời gian nghỉ lễ tết.

* Thích ứng với BĐKH là q trình làm giảm những tác động bất

lợi của khí hậu đến sức khỏe, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà khí hậu mang lại như là:

(i) Tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin tình hình BĐKH và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành nông nghiệp

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng làm cho cả xã hội nhận thức đầy đủ về tính tất yếu của vấn đề và tầm ảnh hưởng toàn diện, toàn cầu của BĐKH, đặc biệt trên lĩnh vực nơng nghiệp.

- Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép BĐKH với các chương trình, dự án trọng điểm của ngành.

- Tiếp nhận và triển khai các đề tài, dự án trong và ngồi nước nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.

(ii) Tăng cường hệ thống cảnh báo và dự báo thời tiết, khí hậu, thủy hải văn, quan trắc môi trường phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

(iii) Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất

- Nâng cấp vững chắc các tuyến đê bao, cống chống lũ và xâm nhập mặn, ưu tiên cho các

kênh rạch thuộc sông Tiền và sông Vàm Cỏ.

- Quy hoạch, nạo vét hệ thống các kênh mương bị ô nhiễm, hoặc bùn lấp.

- Củng cố và nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm điện bảo đảm vững chắc bơm tưới tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất, đồng thời đẩy mạnh kiên cố hóa đường bộ, giao thơng thủy lợi nội đồng.

(iv) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật mới vào sản xuất

- Phát triển và sản xuất các giống cây trồng, vật ni, thủy sản mới có khả năng thích ứng tốt diễn biến thời tiết khắc nghiệt và tình hình dịch bệnh.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các mơ hình canh tác sinh thái mới, hiệu quả cho phép chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

thủy sản phù hợp với những diễn biến thời tiết khắc nghiệt và mực nước biển dâng

(Trong vụ hè thu 2016, nông dân Tân Phú Đông đã chuyển đổi trển 220 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sả chun canh, nâng tổng diện tích sả hiện có tại địa phương lên gần 900 ha, lớn nhất

tỉnh Tiền Giang).

- Đẩy mạnh áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp (kỹ thuật biogas kết hợp sản xuất khí gas tái sinh và điện chiếu sáng) nhằm hạn chế, giảm thiểu sự phát sinh khí nhà kính từ ngành nơng nghiệp, nhất là từ phân huỷ sinh học phân nước thải chăn nuôi.

(v) Bảo vệ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp

- Quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt, nước dưới đất.

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước từ chất thải rắn, nước thải : Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.

Giảm nhẹ BĐKH là kéo giảm phát thải khí nhà kính (KNK là

nguyên nhân gây ra BĐKH). Trên tổng thể, cắt giảm khí nhà

kính CO2 là một biện pháp chính yếu và cũng là nhiệm vụ trọng

tâm của các quốc gia trên thế giới để ứng phó hữu hiệu với

BĐKH đang gia tăng. Việc cắt giảm khí nhà kính CO2 thơng qua:

- Từ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các hộ gia đình và các tịa nhà thương mại...;

- Từ sự thay đổi trong cách tạo ra và sử dụng các loại năng

lượng mới trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giao thông và sinh hoạt;

- Từ việc cắt giảm khí thải của tất cả các phương tiện giao thơng, vận tải sử dụng xăng dầu;

- Đạt được từ những phương sách ví dụ như xây dựng các cột

thu CO2 trong công nghiệp nặng, trong các nhà máy, các khu

công nghiệp lớn, vừa, nhỏ và trồng những cánh rừng mới để hấp thụ lượng khí carbon.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 51 - 61)