- Xâm nhập mặn mùa khô 20152016 làm cho 20 ha nhãn, 80 ha mãng cầu xiêm và 40 ha sả trên địa bàn huyện Tân Phú Đông bị thiệt hại từ
4. Tác động đến đời sống xã hội của người dân nông thơn
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
•Tác động trực tiếp của BĐKH đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng
giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó.
•Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ khơng khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng.
• Tác động gián tiếp của BĐKH đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng
phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả... BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn.
• BĐKH cịn là ngun nhân làm tăng vấn đề ô nhiễm nguồn nước, tăng nguy cơ thiếu nước ngọt do giảm trữ lượng nước ngọt. Mùa khơ năm 2016, tình trạng thiếu nước ngọt xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn tồn khu vực phía đơng của tỉnh.
Thích ứng với BĐKH: Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hồn cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm sự tổn thương đối với dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Giảm nhẹ BĐKH: Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.