Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 42 - 45)

- Xâm nhập mặn mùa khô 20152016 làm cho 20 ha nhãn, 80 ha mãng cầu xiêm và 40 ha sả trên địa bàn huyện Tân Phú Đông bị thiệt hại từ

3. Nuôi trồng thủy sản

• Hoạt động ni trồng thủy sản thường xun chịu tác động của thời tiết và thiên tai như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Những biểu hiện này của BĐKH có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nuôi trồng thủy sản gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội cho người ni.

• Tháng 01/2013, trong một cơng bố của Tổ chức DARA International về tính dễ bị tổn thương với BĐKH, Việt Nam được xếp ở mức báo động đỏ, là nước đứng đầu danh sách về mức thiệt hại thủy sản do BĐKH. Theo số liệu dự báo diện tích đất ni trồng thủy sản với các mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu thì Giai đoạn 2012 - 2015, diện tích đất ni trồng thủy sản rất dễ bị tổn thương là 104.930 ha và đến năm 2020, diện tích này là 96.621 ha.

• Tình hình ni trồng thủy sản ở Tiền Giang năm 2016: Diện tích ni trồng thủy sản các loại 5 tháng đầu năm 2016 đạt 10.234 ha (trong đó thuỷ sản nước ngọt 4.035 ha), giảm 14,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân, do tình hình thời tiết bất thường: nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sơng ngịi, kênh rạch thấp nên các hộ nuôi chưa tiến hành thả ni; mặt khác tình hình xâm nhập mặn sâu vào đất liền nên đã ảnh hưởng đến việc ni nước ngọt nhất là các huyện phía Đơng. Sản lượng thủy sản thu hoạch 5 tháng đạt 85.659 tấn, giảm 6,3% so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi đạt 45.816 tấn, giảm 13,7%  so cùng kỳ. Sản lượng giảm là do ảnh hưởng tình hình khơ hạn và xâm nhập mặn từ đó diện tích ni giảm. Tình hình dịch bệnh trên tơm, có 26,49 ha/16,8 triệu giống tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh ở huyện Tân Phú Đơng bị thiệt hại.

• Vào trung tuần tháng 6/2016, tại vùng nuôi trồng thủy sản ven biển tỉnh Bạc Liêu xảy ra hiện tượng nghêu, hàu chết hàng loạt. Tổng diện tích bị thiệt hại hơn 520 ha, với sản lượng hơn 1.500 tấn, làm thiệt hại kinh tế của người dân hơn 30 tỷ đồng qua kết quả điều tra xác định nguyên nhân xảy ra nghêu, hàu chết hàng loạt ở tỉnh này là do sốc môi trường nước. Cụ thể, vào thời điểm trên Bạc Liêu đang cao điểm mùa nắng, độ mặn nước biển cao, khi gặp những cơn mưa lớn đầu mùa, trùng hợp với triều cường rút, lượng nước mưa nhiều dẫn đến sốc nước ngọt. Khi một số con chết, làm ô nhiễm nguồn nước, lây lan ra diện rộng, dẫn đến chết hàng loạt. Theo kết quả ghi nhận của ngành chuyên môn, ở thời điểm này tổng lượng mưa trên địa bàn lên đến 351 mm, cao hơn 22% so cùng kỳ. Khơng chỉ mưa lớn, mà cịn diễn ra liên tiếp nhiều ngày, làm nguồn nước, độ mặn thay đổi đột ngột, một số loài thủy hải sản khó thích nghi. Mưa nhiều, bất thường, thời tiết diễn biến cực đoan, đây cũng là sự tác động bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 42 - 45)