KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ CỦA QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Trang 38 - 51)

LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ CỦA QUAN HỆ LỢI ÍCHTRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp hữu cơ

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NNHC.

Theo nghĩa chung nhất, NNHC là hệ thống sản xuất dựa vào các quá trình sinh thái, như tái chế chất thải, phân hữu cơ (như phân chuồng, phân xanh) và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên, sử dụng các loài thiên địch (các loài động vật săn mồi) thay cho các đầu vào tổng hợp như phân hóa học và thuốc trừ sâu...

Tác giả Phạm S quan niệm:

Nông nghiệp hữu cơ là quá trình sản xuất tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học; không sử dụng hóa chất trong suốt quá trình sản xuất; không sử dụng giống biến đổi gen; quá trình canh tác có thể sử dụng kỹ thuật truyền thống đến kỹ thuật hiện đại; môi trường sinh thái bền vững nhằm đảm bảo sự công bằng của các bên tham gia; thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế [36, tr.255]. Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex của FAO/WHO (2012) đưa ra khái niệm:

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm thúc đẩy và tăng cường gìn giữ sự bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm đa dạng sinh học, chu trình sinh học và hoạt động sinh học của đất. Nó nhấn mạnh việc sử dụng các thực tiễn quản lý thay vì sử dụng các đầu vào phi nông nghiệp, có tính đến

các điều kiện của địa phương. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng, nếu có thể, các phương pháp nông học, sinh học và cơ học, ngược lại với việc sử dụng các yếu tố đầu vào tổng hợp, để hoàn thành bất kỳ chức năng cụ thể nào trong hệ thống [70].

Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (International Federation of Organic Agriculture Movements - IFOAM) cho rằng:

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa vào quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương chứ không phải sử dụng các yếu tố đầu vào với các hiệu ứng bất lợi. NNHC kết hợp truyền thống, sự đổi mới và khoa học để có lợi cho môi trường và thúc đẩy mối quan hệ công bằng và một cuộc sống chất lượng cho tất cả các bên tham gia [69].

Tại Điều 3, Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 về nông nghiệp hữu cơ, đưa ra khái niệm:

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái [4].

Từ những khái niệm của các tổ chức trong nước và quốc tế, có thể rút ra nội hàm của khái niệm nông nghiệp hữu cơ là:

Một là, nông nghiệp hữu cơ là một mô hình sản xuất hướng tới mục

tiêu sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ các nguồn tài nguyên đất, nước, hệ sinh thái (động vật, thực vật) và bảo vệ sức khỏe con người.

Hai là, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa vào các chu trình sinh thái

và đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước) không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Ba là, sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên sự kết hợp giữa kỹ thuật

canh tác truyền thống với công nghệ sản xuất hiện đại để tạo ra các sản phẩm.

Bốn là, sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ tạo ra sự cân bằng cho mọi đối

tượng trong hệ sinh thái có điều kiện phát triển.

Từ nội hàm các khái niệm đã nêu trên, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm phát triển nông nghiệp hữu cơ như sau: Phát triển nông nghiệp hữu cơ

là quá trình thay đổi cả về lượng và chất trong sản xuất nông nghiệp nhằm tận dụng tối đa các chu kỳ sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên của cây trồng, vật nuôi, không sử dụng hóa chất và giống biến đổi gen cũng như các yếu tố tác động tiêu cực tới môi trường để đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.1.1.2. Khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

*Khái niệm lợi ích

Lợi ích là một phạm trù được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới trong các công trình nghiên cứu, có nhiều loại lợi ích khác nhau như: lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa... có thể chỉ ra một số quan niệm của các nhà nghiên cứu về lợi ích như sau:

Theo A.S.Aizikovich: “Lợi ích là nhu cầu được thúc đẩy bởi xã hội” [62, tr.176];

Claire Kremen, Albie Miles cho rằng: “Lợi ích là sự phản ánh chủ quan của những nhu cầu tồn tại khách quan” [67, tr.93];

Tác giả Đoàn Xuân Thủy cho rằng: “lợi ích là sự ngầm định khách quan một chủ thể nào đó nhận một hay nhiều giá trị có hạn nào đó trong một cộng đồng người để thỏa mãn các ước muốn của mình trong những điều kiện xã hội nhất định” [46, tr.38].

Từ các khái niệm nêu trên, nghiên cứu sinh cho rằng: Lợi ích là một

phạm trù kinh tế khách quan, được sinh ra từ nhu cầu và phản ánh phần giá trị thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, được quy định bởi các quan hệ kinh tế nhất định và hiện thực hóa bằng vị trí, vai trò và các quyền của các chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất.

Theo quan niệm này thì:

- Lợi ích là phạm trù khách quan, là hình thức biểu hiện của các quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định; là động lực thúc đẩy hoạt động lao động sáng tạo của con người.

- Lợi ích là phần giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu thông qua hoạt động gắn kết, hợp tác với các chủ thể khác.

- Lợi ích là quyền được sử dụng các nguồn lực hợp pháp để tạo ra của cải vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Chủ thể nắm tư liệu sản xuất sẽ có thể chi phối được lợi ích của các chủ thể khác.

- Lợi ích mang tính lịch sử. Vì vậy, đối với mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu kinh tế của con người luôn biến đổi theo hướng tăng số lượng nhu cầu và đòi hỏi chất lượng nhu cầu phải cao hơn. Điều này tác động làm cho lợi ích cũng dần thay đổi để phù hợp với sự biến đổi của các nhu cầu kinh tế.

Như vậy, lợi ích chính là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất. Các chủ thể sản xuất kinh doanh cũng là các chủ thể của những lợi ích khác nhau. Mọi lợi ích khác như lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa đều chịu sự chi phối của lợi ích kinh tế và phản ánh từng khía cạnh khác nhau của lợi ích kinh tế.

*Khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trong nền kinh tế kinh tế thị trường, hoạt động của các chủ thể luôn hướng đến mục tiêu lợi ích mà họ theo đuổi và gắn liền với các mối quan hệ phản ánh mục tiêu đó. Do đó, quan hệ lợi ích là những mối liên hệ khách quan giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất tạo thành hệ thống quan hệ lợi ích

trong một lĩnh vực nhất định; được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhằm thực hiện mục tiêu lợi ích nhất định theo nhu cầu của từng chủ thể.

Vì vậy, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ như sau: Quan hệ lợi ích trong phát triển nông

nghiệp hữu cơ là sự gắn bó, ràng buộc về lợi ích giữa các chủ thể trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ nhằm khai thác tối đa lợi ích từ hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Theo đó, khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC thể hiện:

Một là, quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ là sự gắn

bó, ràng buộc, tác động qua lại về lợi ích giữa các chủ thể trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ gồm: chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp hữu cơ (hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp); các chủ thể cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ (doanh nghiệp cung ứng con giống, phân bón..., ngân hàng, nhà khoa học); các chủ thể tham gia chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; các chủ thể trung gian tiêu thụ sản phẩm nông sản hữu cơ; người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm NNHC để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng; nhà nước là cơ quan quản lý thực hiện việc ban hành cơ chế, chính sách tạo lập môi trường cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, các chủ thể có vị thế, đặc điểm hoạt động khác nhau sẽ tạo ra lợi ích và được hưởng lợi ích khác nhau. Đôi khi điều này dẫn đến vi phạm lợi ích, cần kịp thời can thiệp xử lý đồng thời giải quyết các tranh cấp về lợi ích giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng NNHC để các chủ thể yên tâm sản xuất kinh doanh.

Hai là, phản ánh các quan hệ lợi ích cơ bản trong phát triển NNHC

gồm: Quan hệ lợi ích về kinh tế - xã hội của các chủ thể; Quan hệ lợi ích về sức khỏe cộng đồng; Quan hệ lợi ích về môi trường; Quan hệ lợi ích về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng và chuyển giao công nghệ.

Ba là, hài hòa lợi ích cho các chủ thể để khai thác tối đa lợi ích từ phát

triển NNHC. Trong đó việc hài hòa hài hòa lợi ích giữa các chủ thể giữ vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia sản xuất và phát huy tối đa khả năng của mình để đóng góp vào chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ.

Như vậy, thực chất quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC chính là hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể tương ứng với vị trí, vai trò của từng chủ thể trong các khâu sản xuất NNHC.

2.1.2. Đặc điểm quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thứ nhất, đối tượng phát sinh quan hệ lợi ích là các sản phẩm gắn với

sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong nông nghiệp, có nhiều loại sản phẩm khác nhau, được sản xuất với quy trình và yêu cầu khác nhau như: sản phẩm nông nghiệp truyền thống (không bị ràng buộc bởi các quy định sản xuất cụ thể nào, cũng như không bị kiểm soát quy trình kỹ thuật), sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn nhất định (có những ràng buộc nhất định về quy trình canh tác, chăn nuôi) và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Các mỗi quan hệ lợi ích ở đây chỉ được nghiên cứu trong sự liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Với trình độ hiểu biết, mức sống dân cư ngày càng được nâng cao, mối quan tâm cũng như nhu cầu về hàng nông sản hữu cơ cũng ngày càng tăng lên. Do đó, các mối quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng ngày càng gia tăng theo cả chiều sâu và chiều rộng.

Thứ hai, phạm vi ảnh hưởng của quan hệ lợi ích trong phát triển nông

nghiệp hữu cơ khá rộng, liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chủ thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để tìm kiếm lợi ích kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực: lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ (hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp); lĩnh vực công nghiệp (doanh nghiệp chế biến, bảo quản nông sản); lĩnh vực dịch vụ (tín dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, thu gom và phân phối

sản phẩm nông nghiệp…). Do đó, các quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ ở một không gian bó hẹp mà là một mối liên kết rộng, có thể không chỉ là trong phạm vi một địa phương, một vùng, một quốc gia mà còn mở rộng phạm vi ra quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Thứ ba, mỗi chủ thể trong từng khâu của quá trình sản xuất nông

nghiệp hữu cơ (đầu vào - sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng) đều là mắt xích cần thiết trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xuất phát điểm, là mắt xích đầu tiên để quan hệ lợi ích diễn ra nên đặc biệt quan trọng, tuy trình độ tổ chức còn nhiều hạn chế. Mặc dù theo lý thuyết, chủ thể nắm vai trò chủ động và tốt nhất nên là chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, trên thực tế, chủ thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông sản hữu cơ là chủ thể chịu nhiều rủi ro nhất. Vì trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chủ thể sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều của những điều kiện khách quan như thiên tai, dịch bệnh, mặt khác, còn phải tuân thủ những quy trình sản xuất nghiêm ngặt như: Ecocert, USDA, Natureland, PGS,... Điều đó dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài (tâm lý, niềm tin người tiêu dùng vào sản phẩm hữu cơ...). Ngoài ra, nông nghiệp là lĩnh vực có tính thời vụ cao nên khi nông sản tới vụ thu hoạch nếu không bán được sẽ gây thất thoát và thiệt hại lớn, trong khi chủ thể sản xuất phần lớn không có các điều kiện cần thiết để bảo quản nông sản nên thường bị chủ thể thu mua sản phẩm chèn ép về giá bán nông sản. Vì vậy, lợi ích của chủ thể sản xuất chịu nhiều rủi ro hơn các chủ thể khác trong mối quan hệ lợi ích này. Với đặc điểm trên, có thể thấy có sự chênh lệch nhất định giữa các chủ thể và vai trò của từng chủ thể trong quan hệ lợi ích. Chế biến, tiêu thụ là các khâu tiếp theo tạo nên giá trị gia tăng cho hàng nông sản hữu cơ, thậm chí tạo ra mức chênh lệch

lớn hơn rất nhiều so với giá trị ban đầu. Vì vậy, sự chi phối của chủ thể chế biến, tiêu thụ trong chuỗi giá trị hàng nông sản là rất lớn.

Thứ tư, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể không thể tránh khỏi tình trạng

bất cân xứng. Lý do chính là sự đa dạng của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ về mức độ và thực thi sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ, thể hiện ở trình độ của các chủ thể, sự chênh lệch về quy mô và tiềm lực kinh tế giữa các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, có thể kể ra là sự chênh lệch giữa chủ thể sản xuất chủ yếu là nông dân sản xuất nhỏ và hạn chế về nguồn lực tài chính với chủ thể là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với quy mô lớn,...

Thứ năm, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn chưa phổ

biến, hệ thống thể chế chưa đồng bộ, đầy đủ và đủ mạnh thì tính bền vững của quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ thấp hơn các lĩnh vực khác. Có nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía các chủ thể tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ dẫn tới tính bền vững của quan hệ lợi ích trong phát

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w