KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Trang 77 - 87)

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ỞTHÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Thành phố Hà Nội

3.1.1.1.Thuận lợi

Thứ nhất, Hà Nội có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, là Thủ đô của Việt Nam, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có tổng diện tích tự nhiên 3.358,92 km2. Khí hậu cận nhiệt đới, mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm. Bên cạnh đó, Hà Nội có hệ thống sông, hồ dày đặc, nằm trên lưu vực của các con sông lớn như: Sông Hồng, Sông Đuống với hệ thống các nhánh nhỏ của sông hồng như: sông Tô Lịch, sông Cà Lồ chảy đan xen tạo ra trữ lượng nước dồi dào và khả năng khai thác lượng nước ngầm lớn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hệ thống sông lớn và các nhánh nhỏ ngoài việc cung cấp nước tưới còn có vai trò quan trọng trong việc tiêu úng và tạo cảnh quan sinh thái. Như vậy, với điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ và đó là tiền đề để các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ thực hiện quan hệ lợi ích của mình. Từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thành phố phát triển.

Thứ hai, nhu cầu của xã hội về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Sự phát triển về kinh tế đã nâng cao thu nhập của người dân trên phạm vi cả nước nói chung và người dân sống trên địa bàn thành phố Hà Nội nói

riêng. Với mức thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,2 lần so với trung bình của cả nước, người dân ở Thủ đô có nhiều hơn sự lựa chọn đối với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho gia đình và phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoàn toàn có khả năng đáp ứng những nhu cầu cao về chất lượng đó. Ngoài ra, Hà Nội còn có tỷ lệ dân cư phi nông nghiệp hàng năm gia tăng rất nhanh, đây là bộ phận dân cư không thể tự cung cấp được các sản phẩm nông nghiệp để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày buộc phải mua trên thị trường. Đây là nguồn để tạo ra nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

Thêm vào đó, với sự tăng trưởng kinh tế luôn ở nhóm các địa phương có tốc độ nhanh nhất cả nước đã tạo điều kiện để thành phố Hà Nội đã nâng thu nhập bình quân đầu người, đây là điều kiện thuận lợi để người dân tìm đến với các loại sản phẩm có chất lượng cao hơn như sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng về chất lượng. Bên cạnh đó, việc ngân sách của Thành phố không ngừng tăng lên qua hàng năm cũng tạo điều kiện tốt hơn để chính quyền tăng đầu tư từ ngân sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển.

Thứ ba, các điều kiện kết cấu hạ tầng để phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố.

Thành phố Hà Nội có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển khá đồng bộ. Về giao thông, theo thống kê tính đến năm 2019 trên địa bàn thành phố có khoảng 3.974 km đường bộ; giao thông đường thủy cũng phát triển trên hệ thống sông Hồng và sông Đuống, với 09 cảng sông với hệ thống kho bãi, công trình phụ trợ, tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn có sân bay quốc tế Nội Bài, hệ thống đường sắt quốc gia và hệ thống đường sắt nội đô đang được xây dựng và hoàn thiện (đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội). Về Mạng lưới điện, hệ thống

hạ tầng ngành điện đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của trên 2 triệu khách hàng và đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Như vậy, việc phát triển tố hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, từ đó thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa nói chung, trong đó có sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Thành phố. Bên cạnh đó, hệ thống điện ngày càng hoàn thiện tạo tiền đề cho ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là các công nghệ hiện đại có sử dụng điện như hệ thống sản xuất nông nghiệp thông minh sử dụng đèn LED nông nghiệp để gia tăng thời gian quang hợp cho cây trồng…

Thứ tư, mức độ phát triển của hệ thống thị trường đầu vào, đầu ra của phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Có khẳng định, hệ thống thị trường đầu vào, đầu ra của phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội là một trong những thuận lợi rất lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, Hà Nội có hệ thống thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ như công nghệ sản xuất, cây giống, con giống, các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ … khá đồng bộ và đa dạng. Thành phố Hà Nội có nhiều các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ sản xuất nông nghiệp hàng đầu như các viện nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi của Học viện Nông nghiệp Hà Nội … Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển. Ngoài ra, với nguồn lực về vốn được chi hàng năng từ ngân sách của địa phương đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói chung, trong đó có phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, với hệ thống siêu thị lớn như BigC, AONE, Vinmark... và các cửa hàng bán nông nghiệp sạch, nông

nghiệp hữu cơ đa dạng được tổ chức chặt chẽ tạo thành hệ thống phân phối bán lẻ bao phủ khắp địa bàn thành phố hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phân phối tới tận tay người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Từ đó tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tìm kiếm và thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế của mình.

Thứ năm, mức độ hoàn thiện về thể chế và các chính sách của chính quyền địa phương tạo điền kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển.

Để thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, trong những năm qua chính quyền thành phố Hà Nội đã tích cực hoàn thiện thể chế, chính sách của Thành phố nhằm xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ, tạo ra định hướng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố phát triển thuận lợi từ đó tạo điều kiện để các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tìm kiếm lợi ích kinh tế và thực hiện các quan hệ lợi ích trên cơ sở đảm bảo các quy định của nhà nước và của chính quyền địa phương. Cụ thể như: Kế hoạch số 05/KH - UBND ngày 03/1/2018 của UBND về đánh giá thực trạng chất lượng và giải pháp bền vững đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 24/4/2020 về “Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2020”; Kế hoạch số 196/KH-UBND về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019-2020...

Thứ sáu, sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của thành phố Hà Nội là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu so với các địa phương khác của cả nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do đặc điểm là Thủ đô của đất nước, một mặt Hà Nội thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới đầu tư và tìm kiếm môi trường sản xuất kinh doanh. Mặt khác, với vị trí là đầu tàu

kinh tế cho cả nước, Hà Nội cũng tích cực, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố thu hút vốn đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, thực hiện chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sản xuất… Hội nhập quốc tế còn mở ra thị trường to lớn cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Thành phố. Với xu hướng tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh và bảo vệ tốt cho sức khỏe của con người đang được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản … sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển.

3.1.1.2.Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn những khó khăn như: mật độ dân cư tăng nhanh kết hợp với quá trình đô thị hóa dẫn tới diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng; các khu, cụm công nghiệp phát triển đã phá vỡ các vùng sản xuất nông nghiệp và môi trường ô nhiễm nghiêm trọng cũng gây trở ngại cho mở rộng vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ; môi trường ô nhiễm nghiêm trọng [37, tr.8]. Điều này dẫn đến:

Thứ nhất, năng lực sản xuất nông nghiệp hữu cơ của các chủ thể tham

gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố còn nhiều hạn chế như: năng lực tổ chức sản xuất và quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ; năng lực tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thấp; lực tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm để tìm nhà phân phối hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và năng lực tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Do đó, chưa tạo ra được sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Lý do chính là việc tập trung ruộng đất cho phát triển sản xuất

nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều vướng mắc mà nhà đầu tư thường mất nhiều thời gian về thủ tục hành chính, chi phí...; các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ chưa chú ý nhiều đến tầm quan trọng của thương hiệu và quảng bá sản phẩm nên thường bỏ qua việc xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, những khó khăn về kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm; việc đảm bảo phân phối sản phẩm được thực hiện nghiêm túc, chống lại những hành vi gian lận thương mại của các nhà phân phối các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đây là thách thức to lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Thành phố.

Thứ hai, truyền thống, tập quán sản xuất lạc hậu, chậm đổi mới gây khó

khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Thành phố. Hà Nội là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp không chỉ đối với miền Bắc mà còn với cả nước. Những truyền thống được kết tinh từ lâu đời trong sản xuất nông nghiệp một mặt tạo ra những kỹ thuật canh tác có ích lợi rất cao đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Mặt khác, những tập quán sản xuất tự do không tuân theo một quy trình cụ thể lại trở thành rào cản trong việc tiếp thu những quy trình kỹ thuật mới đòi hỏi sự theo dõi tỉ mỉ của người sản xuất.

3.1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (từ phát triển các yếu tố đầu vào, sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến, tiêu thụ)

Về tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng của Thành phố

Qua hơn 30 năm đổi mới, Hà Nội với vai trò là Thủ đô của cả nước luôn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt cả nước trên nhiều lĩnh vực. Mức độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố năm 2019 tăng 7,46% (năm 2018 là 7,12%) và đây là mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây, đạt kế hoạch đề ra, cao hơn mức tăng GDP của cả nước (6,8%), thu nhập bình quân đầu người năm 2019

ước đạt 127,6 triệu đồng/ người/ năm (vượt so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2016-2020). Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2019 đạt 268.244 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2019, thành phố Hà Nội đều hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước được trung ương giao, cơ cấu thu ngân sách nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng hơn 2%, lên mức 91,7%, các khoản nợ đọng thuế của các doanh nghiệp giảm dần, còn 4,6% tổng thu ngân sách nhà nước vào cuối năm 2019. Đến nay, cơ cấu kinh tế của Thành phố ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực nâng cao tỷ trọng và giá trị tuyệt đối của các ngành dịch vụ, công nghiệp, đồng thời tỷ trọng của ngành nông nghiệp đang giảm dần. Ngành dịch vụ tăng 6,8%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,16%; nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,96%. Như vậy, ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng chiếm 86,89% [59]. Mặc dù tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp giảm xuống so với ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng giá trị ngành không ngừng tăng lên. Đặc biệt, trong phát triển NNHC thì Hà Nội là một trong những địa phương phát triển đi đầu của cả nước trong lĩnh vực sản xuất rau hữu cơ với tổng diện tích gieo trồng khoảng 50ha, riêng trang trại Hoa Viên chiếm 10ha, còn lại nằm rải rác tại các huyện ngoại thành của Hà Nội như Sóc Sơn, Long Biên, Mê Linh, Xuân Mai, Thạch Thất,... [48, tr.98].

Về quy mô đất canh tác nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Theo số liệu, hiện nay toàn Thành phố có 30 quận, huyện, thị xã nhưng vẫn còn 17 huyện, 1 thị xã và 6 quận còn sản xuất nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 58%. Toàn Thành phố cũng có số xã nhiều nhất cả nước với 383 xã, dân số khu vực nông thôn cũng chiếm khoảng 50%. Theo chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2019-2020, Hà Nội đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, với mục tiêu phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững, thông minh, an toàn thực phẩm, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, phát huy lợi thế về thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.

Theo thống kê, tính đến nay thành phố Hà Nội có tổng diện tích đất nông nghiệp là 174.429 ha, chiếm 51,29% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố. Nhìn chung, đất nông nghiệp của Hà Nội có độ màu mỡ cao (do phần lớn diện tích đất nông nghiệp được tạo thành bởi phù sa của sông Hồng và sông

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w