GIẢI PHÁP HÀI HÕA QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025,

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Trang 124 - 151)

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất NNHC là mục tiêu mà ngành nông nghiệp Hà Nội hướng tới nhằm tạo ra sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này cần có hệ thống văn bản hướng dẫn, quy định hoàn thiện, đồng bộ để tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động của các chủ thể sản xuất và triển khai các chương trình hỗ trợ cho các chủ thể tiếp cận với nguồn vốn, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó cần có sự tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen sản xuất lạc hậu, khắc phục tình trạng sản xuất ở dạng nhỏ lẻ, manh mún. Cụ thể:

4.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đất đai tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Nâng cao công tác quy hoạch đất đai chính là thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo ra những vùng sản xuất

chuyên môn hóa nhằm hướng đến xây dựng được những vùng sản xuất đủ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết dễ dàng hơn và thuận lợi áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch ruộng đất tùy theo quy mô thị trường của từng nông sản hữu cơ, đặc điểm tự nhiên, canh tác của từng địa bàn của Thành phố. Công tác quy hoạch giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Việc quy hoạch ổn định vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần phát triển ổn định, bền vững của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản hữu cơ chiến lược, quy hoạch đất cho chăn nuôi; ưu tiên phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn quả, rau và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa đất lúa và các cây trồng khác. Quy hoạch vùng chăn nuôi cách xa khu dân cư tập trung. Bên cạnh đó, chính sách bảo vệ đất nông nghiệp và quyền lợi của nông dân bị thu hồi đất được ban hành và nêu rõ: Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác, chỉ tiến hành thu hồi đất cho mục đích an ninh, quốc phòng và dịch vụ công cộng thiết yếu. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất nông nghiệp, hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Để phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng mục tiêu kinh tế nông thôn phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần:

Rà soát sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo quy mô từng loại cây trồng, theo tiểu vùng sinh thái, phá tính manh mún, nhỏ lẻ; tạo sản phẩm thu hoạch cùng lúc để có thời gian vệ sinh đồng ruộng, không để ni-lông đã qua sử dụng tràn lan ngoài đồng ruộng, bởi hàng năm, lượng ni-lông loại bỏ phải hàng trăm tấn, sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết cho các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghệ hiện đại để cung cấp các sản phẩm hữu cơ đáp ứng

nhu cầu của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc phân bổ cụ thể quỹ đất nông nghiệp về quy mô diện tích, địa điểm và thời gian thực hiện. Xác định diện tích đất nông nghiệp cần giữ trên địa bàn, và lập bản đồ sử dụng đất nông nghiệp đến cấp xã và hộ sử dụng, đồng thời triển khai thực hiện việc quản lý đất đai, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng thẩm quyền và căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt theo đúng quy định hiện hành. Trên cơ sở thành phố đã phê duyệt diện tích đất nông nghiệp cần bảo vệ thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đòi hỏi phải có chế tài mạnh, được kiểm soát chặt chẽ, phải làm đúng theo Luật Đất đai. Cân đối đủ nguồn ngân sách cho địa phương để hạn chế tình trạng đổi đất lấy hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong vùng quy hoạch sang phi nông nghiệp. Tăng cường triển khai công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất, bảo vệ môi trường và việc thực hiện kế hoạch của địa phương nhằm giám sát hoạt động của hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Đồng thời quy hoạch cũng khuyến khích người dân cần chủ động thực hiện dồn điền đổi thửa, trong đó nêu rõ: Nhà nước tổ chức đăng ký và hỗ trợ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi chuyển đổi; hỗ trợ bằng vốn, khoa học - kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, lưới điện... để giúp các cộng đồng nông thôn hoàn thành dự án chuyển đổi đất nông nghiệp. Thực hiện cải cách thủ tục chuyển nhượng và thuê đất, giảm thuế chuyển nhượng đất nông nghiệp trong dồn điền đổi thửa.

4.2.1.2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển ổn định, bền vững

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là lĩnh vực rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, nhu cầu thị trường..., yêu cầu canh

tác khắt khe, kỹ thuật tỉ mỉ. Điều này dễ dẫn đến tâm lý chán nản, chùn bước cho chủ thể sản xuất. Do đó, cần tạo được động lực để thu hút người dân tham gia sản xuất. Để làm được điều đó cần có những giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất, hoàn thiện và thực hiện lâu dài chính sách hỗ trợ tín dụng cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Điều này giúp đảm bảo cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Chính quyền ban hành chính sách ưu tiên cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nói chung và NNHC nói riêng, bảo lãnh và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo lãnh và cho hợp tác xã vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho nông dân vay sản xuất NNHC. Cân đối nguồn ngân sách của thành phố để trích một phần ngân sách thành lập quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung một số cơ chế chính sách mang tính đặc thù của sản xuất, kinh doanh NNHC. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với khả năng tiếp cận của người nông dân và đặc điểm của sản xuất NNHC; triển khai kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn trong lĩnh vực sản xuất NNHC; cải tiến quy trình, thủ tục để rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay giúp người nông dân tiếp cận vốn vay hiệu quả nhất. Ngoài ra, ngành Ngân hàng tiếp tục phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, hội (Hội Nông dân; Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…) tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, bởi đây là kênh ủy thác, chuyển tải nguồn vốn vay hiệu quả và nhanh nhất đến với nông dân.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách hỗ trợ để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với các loại hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Các chính sách hỗ trợ để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với các loại hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp cho các chủ thể tham gia chuỗi

sản xuất nông nghiệp hữu cơ bảo toàn được vốn trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh và các điều kiện bất khả kháng khác để đảm bảo quá trình tái sản xuất nông nghiệp hữu cơ được diễn ra ổn định, từ đó đảm bảo lợi ích cho các chủ thể tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Để sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển ổn định, bền vững cần nhanh chóng có những chính sách cụ thể và cơ chế phù hợp để thực hiện bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, Việt Nam là một nước có tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn khá cao (trên 60% năm 2018) với gần 18% dân số làm nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp được coi là “trụ đỡ của nền kinh tế” trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế làm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ lâm vào suy thoái trầm trọng. Tuy vậy, đây cũng là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của những biến động thời tiết, hàng năm thiên tai, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp giá trị tương đương hàng chục tỷ US.) Vì vậy, cần thực hiện tốt chính sách bảo hiểm nông nghiệp để người dân bảo vệ cho thành quả và công sức lao động của họ, góp phần giữ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định, bền vững.

Việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được Thủ tướng chính phủ ban hành thông qua Quyết định 315/QÐ-TTg (ngày 01/3/2011) về việc triển khai Thí điểm BHNN giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh, thành phố. Đây là một Chương trình lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Trong đợt thí điểm này, Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân thuộc diện nghèo; 80% hộ diện cận nghèo, 60% hộ bình thường; 20% cho tổ chức sản xuất nông nghiệp. Thành phố Hà Nội là 1 trong 20 tỉnh, thành được chọn làm mô hình thí điểm đối với đàn bò sữa và đàn lợn. Ngay từ cuối năm 2011, UBND Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp để triển khai thực hiện và đã chọn Công ty Bảo hiểm Đông Đô trực tiếp triển khai nghiệp vụ

Bảo hiểm nông nghiệp; hai địa phương được thành phố lựa chọn là: Huyện Ba Vì để thực hiện thí điểm Bảo hiểm cho đàn bò sữa, huyện Chương Mỹ thực hiện thí điểm bảo hiểm cho đàn lợn. Thông qua việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho đàn bò sữa và đàn lợn tại thành phố Hà Nội đã rút ra những hạn chế cần khắc phục để bảo hiểm được thực hiện rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể như:

Đối với đàn bò sữa cần mở rộng phạm vi bảo hiểm một số bệnh (về bệnh sinh sản, ký sinh trùng đường máu, những tác động cực đoan của thời tiết, thiên tai dẫn tới thiệt hại về năng suất...).

Đối với phí bảo hiểm, đây là loại hình mới nên vẫn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để giảm mức phí bảo hiểm ở mức phù hợp để đông đảo hộ sản xuất có thể tham gia.

Bên cạnh đó cần mở rộng phạm vi, nội dung công tác tuyên truyền, tập huấn về bảo hiểm nông nghiệp cho hộ sản xuất; có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các cá nhân, tổ chức tham gia tuyên truyền về bảo hiểm nông nghiệp như: cán bộ cơ sở thôn, xóm, cán bộ thú y, những người trực tiếp tham gia vào công tác BHNN đến người dân.

Cần tiếp tục cải cách các thủ tục tham gia bảo hiểm theo hướng đơn giản, gọn nhẹ hơn, đặc biệt việc giải quyết bảo hiểm khi có rủi ro phải kịp thời có như vậy sẽ tạo sự đồng thuận cao với người dân tham gia bảo hiểm. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhằm hạn chế trường hợp trục lợi từ bảo hiểm.

Thứ ba, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Trong thời gian tới, cần có thêm chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Các chính sách này sẽ được áp dụng trên cơ sở căn cứ Nghị định 98/2018 và Nghị định 83/2018 của Chính phủ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ sau đầu tư, tập trung vào khâu sơ chế, chế biến, nhãn mác hàng hóa, truy xuất nguồn gốc và thương mại, tiêu

thụ sản phẩm... nhằm khuyến khích nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hợp tác xã tập trung đầu tư hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, còn doanh nghiệp thì có vùng nguyên liệu ổn định. Qua đó, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu và hướng tới xuất khẩu một số nông sản đặc trưng của Thủ đô. Mới đây, nhằm phát triển NNHC trên địa bàn, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 196 /KH-UBND về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm NNHC giai đoạn 2019-2020. Theo đó Hà Nội sẽ xây dựng 5-10 mô hình sản xuất NNHC với quy trình kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định, sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia và quốc tế về NNHC.

4.2.1.3. Xây dựng, hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển nông nghiệp hữu cơ

Điểm nghẽn mấu chốt của phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là thiếu vốn, trong khi chi phí để canh tác trên 1ha theo phương pháp hữu cơ tốn kém hơn nhiều so với canh tác trên 1ha theo phương pháp truyền thống. Thông qua việc ban hành chính sách này để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo nguồn vốn cho chuyển giao khoa học công nghệ cao vào sản xuất, thực hiện mở rộng quy mô sản xuất để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

Trên cơ sở đó, UBND thành phố Hà Nội là chủ thể trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách thu hút đầu tư trên cơ sở tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Sở tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng tư vấn cho chính quyền Thành phố ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện có hiệu quả để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Đối với Thành phố Hà Nội, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 5/12/2018 của Hội đồng nhân dân

Thành phố Hà Nội về “Một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố Hà Nội”. Thực hiện Nghị quyết, Ủy ban nhân dân đã ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 về “Thực hiện chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”; Kế hoạch số 196/HK-UBND ngày 18/10/2028 về Nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm NNHC giai đoạn 2019-2020; Kế hoạch số 88/HK-UBND ngày 24/4/2020 về đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hà Nội 2020.

Các Nghị quyết, Kế hoạch trên đều hướng đến mục tiêu khảo sát, lựa chọn áp dụng quy trình sản xuất NNHC tiên tiến, bảo đảm nguyên tắc phù

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Trang 124 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w