KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HÀI HÕA QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ BÀI HỌC CHO THÀNH

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Trang 67 - 77)

TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ BÀI HỌC CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

2.3.1.1.Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng đất dành cho sản xuất nông nghiệp có độ màu mỡ không cao. Tuy vậy nền nông nghiệp của Nhật Bản lại đạt được phát triển với trình độ cao thuộc nhóm các nước đứng đầu thế giới hiện nay. Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, trong đó chú trọng vào ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại và phát triển các ngành dịch vụ cho nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển

nông nghiệp hiện đại, bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Những kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ và giải quyết quan hệ lợi ích của các tầng lớp xã hội trong sản xuất nông nghiệp của của Nhật bản có thể rút ra cụ thể như sau:

Một là, phát triển dịch vụ khoa học - kỹ thuật, khuyến nông trong nông

nghiệp.Để phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, Chính phủ Nhật Bản đã định hướng nghiên cứu vào các công nghệ hướng đến bảo vệ đất nông nghiệp như: thực hiện trồng xen canh giữa các loại cây lương thực, rau màu với các loại cây họ đậu để cải tạo và bảo vệ độ phì nhiêu của đất; hoàn thiện quy trình quản lý và kỹ thuật tưới tiêu để đảm bảo phát triển nông nghiệp nhưng không gây thất thoát lãng phí nguồn tài nguyên nước; tiến hành lai tạo và sử dụng trên diện rộng những giống cây trồng vật nuôi có khả năng kháng bệnh, chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết... Để có được các thành tựu khoa học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép thành lập Viện quốc gia về khoa học nông nghiệp và thành lập các viện nghiên cứu vùng để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo lợi thế của từng vùng. Thông qua việc đặt hàng các viện nghiên cứu những chương trình phát triển nông nghiệp, chính phủ Nhật Bản thực hiện chuyển giao các nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho hộ nông dân và các hợp tác xã để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, việc tăng cường gắn kết hoạt động giữa viện nghiên cứu nông nghiệp với các trường đại học, các tổ chức tư vấn nông nghiệp để tuyên truyền, phổ biến cho nông dân các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, các kỹ năng sản xuất, quản lý nông hộ và nắm bắt các yêu cầu của thị trường.

Hai là, phát triển các mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp và các hợp

tác xã cung ứng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản được hình thành từ năm 1843 nhằm phục vụ các hoạt động tín dụng của nông dân, trong giai đoạn đầu hợp tác xã phát triển tự phát và không có quy định của luật pháp. Luật hợp tác xã Nhật Bản đầu tiên ra đời năm 1900 và

quy định về 5 loại hình hợp tác xã (hợp tác xã tín dụng, tiếp thị, mua bán, sản xuất và tiêu dùng). Năm 1947 Luật hợp tác xã nông nghiệp ra đời và phân chia tổ chức hợp tác xã thành 3 cấp: cấp trung ương là Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản (JA) bao gồm: Liên hiệp HTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản (ZEN-NOH), Liên đoàn bảo hiểm hợp tác xã nông nghiệp quốc gia (Zenkyoren), Tổng công ty du lịch Nokyo (N Tour), ngoài ra còn có Liên đoàn xuất bản và thông tin hợp tác xã nông nghiệp quốc gia, hiệp hội IE- NOHIKARI về các hoạt động xuất bản, giáo dục và văn hóa; ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp và Liên đoàn hợp tác xã địa phương (Prefecture level) hoặc văn phòng của các Liên đoàn Quốc gia; ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh và các làng, xã thì có hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng cơ sở và hợp tác xã chuyên ngành cơ sở. Với mô hình hợp tác xã được thành lập từ trung ương tới địa phương có tính liên kết chặt chẽ đã thu hút tới gần 9 triệu xã viên tham gia (Nhật bản có khoảng 10 triệu nông dân chiếm 7,8% dân số) và có khoảng 3 triệu hộ nông dân chiếm 6,4% số hộ gia đình ở Nhật Bản (Nhật Bản có khoảng 50 triệu hộ gia đình) ngoài ra còn có khoảng 3 triệu người lao động trong các ngành nghề có liên quan tới nông nghiệp tự nguyện tham gia vào các hợp tác xã. Các hợp tác xã ở Nhật hoạt động đa chức năng và bao quát gần như toàn bộ mọi lĩnh vực đời sống của người nông dân, từ đào tạo tay nghề cho nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hợp tác để nâng cao mức sống và mở rộng hoạt động văn hóa, hỗ trợ liên kết để mở rộng đất nông nghiệp, khai thác các công trình thủy lợi, hướng dẫn thành lập trang trại, nghiên cứu thị trường, bảo quản và vận chuyển nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp, cung cấp dịch vụ bảo hiểm, phúc lợi công cộng, thành lập bệnh viện phục vụ nông dân tới các hoạt động nhằm nâng cao quyền công dân. Vì lẽ đó, ở Nhật có tới trên 96% nông dân tham gia vào các hợp tác xã [25].

Như vậy, có thể thấy quan hệ lợi ích giữa Chính phủ Nhật Bản với các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ hài hòa và không có sự xung đột lợi ích. Chính phủ Nhật Bản tạo những điều kiện tốt nhất để các chủ

thể trong sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ phát triển và lớn mạnh, thu được lợi nhuận cao. Từ đó, Chính phủ Nhật Bản đạt được mục tiêu và lợi ích của mình là xây dựng được nền nông nghiệp xanh, hiện đại và bền vững, đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của người dân trong nước và thế giới.

2.3.1.2.Kinh nghiệm Philipphin

Philippines là đất nước của hơn 7.000 hòn đảo, trong đó hơn 2.000 hòn đảo có người sinh sống với địa hình chủ yếu là đồi núi, núi lửa, không có quá nhiều đồng bằng, thường xuyên bị bão, đất đai không quá tốt để phát triển nông nghiệp như tại các quốc gia khác (Việt Nam, Thái Lan,…). Vì thế, chính phủ Philippines ưu tiên và có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp xanh và sạch. So với nhiều nước châu Á, ngành nông nghiệp hữu cơ Philippin đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở mức 198.309 hecta, chiếm 1,6% diện tích đất nông nghiệp (năm 2016). Tuy nhiên các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Philipine đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trong chuỗi các siêu thị lớn và nhà hàng. Nhiều mặt hàng nông sản của Philippines đã được xuất khẩu và đứng ở các vị trí nhất nhì trên thế giới. Từ những kết quả về phát triển nông nghiệp hữu cơ và giải quyết quan hệ lợi ích giữa các giai cấp trong sản xuất nông nghiệp của Philipine có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, việc ban hành hệ thống luật pháp chặt chẽ, cụ thể đã tạo điều

kiện cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển. Để phát triển nông nghiệp hữu cơ, Chính phủ Philipine đã ban hành đạo luật nông nghiệp hữu cơ năm 2010, đây là một quy định mang tính bước ngoặt trong việc khuyến khích phát triển nền nông nghiệp hữu cơ tại quốc gia này. Sau khi Đạo luật nông nghiệp hữu cơ được ký kết, Ủy ban nông nghiệp hữu cơ quốc gia (NOAB) đã thực hiện rất nhiều hoạt động để triển khai Chương trình nông nghiệp hữu cơ quốc gia (NOAP) được thông qua vào tháng 1/2012 với những mục tiêu cụ thể như: Tăng thu nhập của trang trại và sinh kế bền vững; bảo vệ sức khỏe cho nông dân, người tiêu dùng; cải thiện độ màu mỡ của đất và tăng đa dạng sinh học

nông nghiệp, giảm ô nhiễm và phá hủy môi trường cũng như ngăn ngừa suy giảm mạnh tài nguyên thiên nhiên; đáp ứng nhu cầu cơ bản và nâng cao mức sống cho người dân, bảo vệ quyền con người, bình đẳng giới, tiêu chuẩn lao động và quyền tự quyết. Để thực hiện các mục tiêu để ra, Chương trình nông nghiệp hữu cơ quốc gia (NOAP) cũng đưa ra các nguyên tắc và chiến lược bền vững như: cải cách liên tục chính sách, pháp lý và thể chế; quy trình tham gia nhiều bên liên quan (nguyên tắc này quy định khi lập các dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ bắt buộc phải có sự tham gia của các bên có liên quan và đồng thời được các bên chấp nhận); hợp tác công - tư (đây là nguyên tắc quy định sự kết hợp giữa chính quyền nhà nước với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nông nghiệp hữu cơ); kết hợp/Hội tụ với các sáng kiến phát triển hiện có (đây là nguyên tắc yêu cầu kết hợp giữa kỹ thuật canh tác truyền thống với các sáng kiến, phương pháp canh tác tiến bộ dựa trên kết quả của khoa học kỹ thuật); mối quan hệ giữa địa phương - quốc gia - toàn cầu...

Hai là, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp hữu cơ với du lịch nông

nghiệp xanh. Cùng với việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Philipine đã thực hiện thành công việc xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp xanh (du lịch sinh thái). Tại những vùng có quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển như Davao, nơi được mệnh danh là “Fruit Capital of Asia” (Thủ phủ cây ăn quả của châu Á) du lịch nông nghiệp xanh rất phát triển và thu hút hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm. Việc mở rộng các hoạt động du lịch nông nghiệp xanh vừa đem lại nguồn thu nhập cho người nông dân, vừa góp phần tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Philipine tới các nước trong khu vực và trên thế giới [36].

Có thể thấy, Chính phủ Philipin rất coi trọng nông nghiệp hữu cơ của đất nước. Thông qua các thể chế, chính sách hỗ trợ, Chính phủ Philipin thể hiện sự quan tâm đến tất cả các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ - hộ nông dân. Sự quan tâm này khiến cho quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - nông dân ngày càng trở nên bền vững.

2.3.2. Kinh nghiệm trong nước

2.3.2.1.Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một trong số ít các tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng cho phép phát triển ngành nông nghiệp. Dựa vào những lợi thế đó, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững. Từ những định hướng của chính quyền địa phương, trong những năm qua ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đã có sự phát triển mạnh mẽ, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 51.799 ha, chiếm 20% diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Những lĩnh vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất như: trồng rau ứng dụng công nghệ cao đạt doanh thu 400-500 triệu đồng/ha/năm (cá biệt rau thủy canh đạt 8-9 tỷ đồng/ha/năm); trồng hoa đạt doanh thu 800 triệu -1,2 tỷ đồng/ha/năm... [50]. Cùng với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng đang được người sản xuất và người tiêu dùng hướng tới. Với ưu thế là các vùng đất tự nhiên chưa thâm canh, không bị nhiễm hóa chất nông nghiệp, có nguồn sinh khối phong phú đáp ứng tốt yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc và sản xuất rau, củ, quả. Ngoài ra, trong những năm qua chính quyền Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đây là cơ sở để định hướng, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hữu cơ; chứng nhận nông nghiệp hữu cơ và làm cơ sở để các địa phương xây dựng các kế hoạch phục vụ công tác quản lý Nhà nước về kiểm tra, giám sát liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.

Tuy nhiên, cho đến nay phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm hạn chế: Một là, quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất khắt khe, chi phí sản xuất cao, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, thị trường cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chưa ổn định. Vì thế đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hai là, mô hình sản xuất

nông nghiệp hữu cơ còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát và chưa có định hướng rõ ràng về lĩnh vực sản xuất (cây trồng, vật nuôi cụ thể). Thị trường nội địa cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chưa phát triển, trong khi việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn do việc xin chứng nhận của các tổ chức quốc tế. Các tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong nước chưa đủ mạnh, thiếu sự công nhận, thừa nhận của quốc tế. Ba là, hạ tầng kỹ thuật và phụ trợ (chứng nhận, xúc tiến thương mại, cơ chế đầu tư, dịch vụ, cung cấp vật tư đầu vào cho NNHC như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) cho phát triển nông nghiệp hữu cơ còn thiếu do đó chưa khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bốn là, Lâm Đồng là tỉnh đi đầu của cả nước về ứng dụng nhà kính trong phát triển nông nghiệp. Nhưng hướng đi này cũng có những mặt tiêu cực nhất định như: là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ trung bình của tỉnh nóng lên dẫn đến tình trạng ngập lụt, môi trường đất đai, nguồn nước, không khí đều ít nhiều bị ô nhiễm... Do đó, khi tỉnh định hướng chuyển sang phát triển NNHC đã dẫn đến tình trạng “xung đột lợi ích” của những hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX đang phát triển nông nghiệp theo hướng cũ với lợi nhuận cao, doanh thu bình quân lên đến 350 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích đạt từ 2 đến 7 tỷ đồng [1]. Từ đó, thực tế triển khai NNHC ở tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển NNHC đã được quan tâm. Tuy nhiên, chưa thật sự tương xứng và lợi ích các bên vẫn còn có sự xung đột. Chính quyền muốn phát triển NNHC để bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra một hệ sinh thái bền vững, nhưng các chủ thể sản xuất kinh doanh lại bị ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được. Bên cạnh đó, các chủ thể phát triển NNHC còn chịu một số thiệt thòi về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phụ trợ cũng như thiếu sự hỗ trợ, xúc tiến thương mại của chính quyền địa phương. Do đó, quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và các chủ thể phát triển NNHC chưa đạt được mức tối ưu và do đó, chưa phát huy cao nhất được lợi thế của mỗi bên.

2.3.2.2.Kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 4.662,53 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 88,5 nghìn ha (chiếm 19,2% đất tự nhiên toàn tỉnh). Theo thống kê đến thời điểm hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có gần 6.700 ha trồng cây có múi, ngoài ra còn có hơn 12 nghìn ha rau trồng hằng năm và gần 70 nghìn ha cây lương thực. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, ngày 30 tháng 12 năm 2015 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định số 2987/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng tới năm 2030. Sau 5 năm thực hiện đề án, tính đến nay sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả như: thành lập được vùng chuyên canh rau hữu cơ có diện tích 35 ha, trong đó có 14,6 ha được cấp chứng nhận PGS, tập trung chủ yếu tại hai huyện Lương

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w