Những tiêu chí chung về địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu như sau:

Một phần của tài liệu QHXDauVP2013 (Trang 49 - 52)

sau:

+ Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m (ví dụ: cách điểm tiếp tuyến của đường cong của đường giao thông có bán kính cong < 50m ít nhất 50m dọc theo đường).

+ Phải cách nơi tụ họp đông người như trường học, chợ ít nhất 100m + Cách danh lam thắng cảnh ít nhất 100 m.

+ Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu theo trục đường không có giải phân cách không nhỏ hơn 2,0 km (đối với nội thị).

+ Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu theo trục đường có giải phân cách không nhỏ hơn 2,5 km về một phía (đối với nội thị).

+ Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu trên các tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 5,0 km.

+ Khoảng cách các cửa hàng xăng dầu trên các tuyến tỉnh, huyện lộ: cùng phía: không nhỏ hơn 3,0 km; Khác phía không nhỏ hơn 2,0 km.

+ Mỗi khu chung cư, khu đô thị mới với diện tích trên 10 ha: bố trí 01 cửa hàng xăng dầu.

+ Mỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp: bố trí 01 - 02 cửa hàng xăng dầu phụ thuộc vào tổng diện tích.

+ Đường quốc lộ 2A (tránh Vĩnh Yên): bố trí 01 – 03 cửa hàng xăng dầu. + Các tuyến đường vành đai (vành đai I, vành đai II, vành đai III, trục xuyên tâm; vành đai IV, V vùng Hà Nội) bố trí theo khoảng cách đường tỉnh lộ.

+ Việc bố trí cửa hàng loại 1, 2, 3 phụ thuộc vào địa điểm cụ thể:

- Tại các cửa ngõ vào thành phố, khu công nghiệp tập trung, bến xe, bãi đỗ xe lớn có thể bố trí các cửa hàng loại 1, 2.

- Tại các khu đô thị mới có thể bố trí cửa hàng loại 2, 3.

- Trong các khu vực hạn chế phát triển chỉ bố trí cửa hàng loại 3.

+ Phù hợp với yêu cầu này, cần lựa chọn địa điểm xây dựng cửa hàng tại: - Tại các trục giao thông quốc lộ, tỉnh lộ.

- Trên các đoạn đường đi qua các khu cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. - Các khu vực cửa ngõ của thành phố, các trung tâm: thành phố, thị xã, thị trấn là nơi có mật độ xe, dân cư cao hơn. Tuy nhiên tại các khu vực này nếu đã có quá nhiều cửa hàng xăng dầu thì không cần xây dựng thêm hoặc chỉ cho phép đầu tư hạn chế khi thật cần thiết.

- Không phát triển quá nhiều cửa hàng trong khu vực nội thị. Việc phát triển cửa hàng xăng dầu tại các ngã ba, ngã tư, quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ cần phải cân nhắc kỹ. Nếu không đảm bảo an toàn giao thông thì kiên quyết không cho phát triển.

- Ưu tiên phát triển cửa hàng tại các huyện, xã chưa có cửa hàng xăng dầu (đặc biệt trên các tuyến đường mới mở).

- Để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội, tối thiểu mỗi khu vực, cụm xã hay liên xã cần có 01 đến 02 cửa hàng quy mô loại 3 để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân về các loại xăng dầu và gas.

- Quan tâm đến việc phát triển các cửa hàng xăng dầu cung cấp cho các phương tiện thuỷ.

- Tính thống nhất của vị trí các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch giao thông. Theo quy định của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điều 15: giới hạn hành lang an toàn giao thông), cụ thể như sau:

1) Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:

a) 47 mét đối với đường cao tốc; b) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II; c) 13 mét đối với đường cấp III;

d) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

đ) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2) Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét.

3) Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

4) Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ, đường có quy chế quản lý khai thác riêng) và Sở Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị) về vị trí và thiết kế đoạn đường dẫn vào cửa hàng bán lẻ xăng dầu qua phần đất hành lang an toàn đường bộ, bao gồm thiết kế điểm đấu nối với đường hiện có, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn của đoạn đường đang khai thác.

Bảng 12: Khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể tới ranh giới của công trình ngoài khu vực cửa hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: mét Hạng mục xây Khoảng cách an toàn CH cấp 1 CH cấp 2 CH cấp 3 Cột bơm và cụm bể chứa ngầm Cột bơm và cụm bể chứa đặt nổi Cột bơm và cụm bể chứa ngầm Cột bơm và cụm bể chứa đặt nổi Cột bơm và cụm bể chứa ngầm - Nơi sản xuất có phát lửa hoặc

tia lửa 30 30 25 25 18 - Công trình công cộng 50 50 50 50 50 - C.trình dân dụng và các công trình khác ngoài cửa hàng Bậc chịu lửa I,II 12 15 6 12 5 III 15 20 12 15 10 IV,V 20 25 14 20 14

Một phần của tài liệu QHXDauVP2013 (Trang 49 - 52)