Đường dây điện trên cột/ đường dây thông tin quốc gia

Một phần của tài liệu QHXDauVP2013 (Trang 52 - 57)

đường dây thông tin quốc gia

trên cột 1,5 chiều cao cột 1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

Chú thích: 1) Bậc chịu lửa và công trình theo TCVN 2622:1995; 2) Khoảng cách với bể tính từ mép bể, đối với cột bơm tính từ tâm cột bơm; 3) Khoảng cách an toàn trong bảng 12 có thể giảm 30% khi cửa hàng có lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu.

Căn cứ vào mục tiêu và định hướng quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã nêu, cách phân loại, tiêu chí, quy mô... đối với mỗi loại cửa hàng, cũng như thực tiễn cụ thể của Vĩnh Phúc, các địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu loại 1 nên bố trí tại cửa ngõ vào thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các khu công nghiệp tập trung lớn. Các địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu loại 2 được lựa chọn tại thị trấn huyện, thị tứ, nhà máy, xí nghiệp, giao lộ giữa quốc lộ và tỉnh lộ hoặc các khu dân cư lớn. Các cửa hàng loại 3 được xây dựng tại các tuyến giao thông, các điểm dân cư, các tuyến đường mới mở hoặc các khu vực dự kiến mở rộng, phát triển trong tương lai.

Trong thời kỳ quy hoạch, nguyên tắc đặt ra là:

- Các cửa hàng thuộc diện phải xử lý (xoá bỏ, đình chỉ kinh doanh hay phải di chuyển đến vị trí khác) là các cửa hàng có diện tích quá nhỏ hoặc không đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường, v.v...

- Các cửa hàng phát triển thêm phải có diện tích tối thiểu của cửa hàng loại 3, đảm bảo được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, môi trường.

- Các cửa hàng bán lẻ vừa phải gắn với địa bàn, vừa bám sát các trục giao thông chính của tỉnh và đi qua tỉnh, các bến xe, cũng như các khu công nghiệp, khu dân cư. Đặc biệt chú trọng các tuyến giao thông quốc lộ, các tỉnh lộ và huyện lộ.

1) Thành phố Vĩnh Yên: Hiện tại có 16 cửa hàng. Diện tích đất của 16 cửa hàng kinh doanh xăng dầu là 16.811 m2 ; Quy hoạch đến năm 2020 có 23 cửa hàng trong đó: xây mới 07 cửa hàng, di dời xây mới 01 cửa hàng, cải tạo nâng cấp 15 cửa hàng.

2) Thị xã Phúc Yên: Hiện tại có 10 cửa hàng, diện tích đất của 10 cửa hàng là 7.219 m2. Quy hoạch đến 2020 có 16 cửa hàng, trong đó: xây mới 6 cửa hàng, cải tạo nâng cấp 10 cửa hàng. Nhu cầu đất cho 16 cửa hàng là 12.526 m2. Vốn đầu tư dự kiến 16 tỷ đồng.

3) Huyện Lập Thạch: Hiện tại có 24 cửa hàng, diện tích đất của 24 cửa hàng là 9.300 m2. Quy hoạch đến 2020 có 29 cửa hàng, trong đó: xây mới 5 cửa hàng, cải tạo nâng cấp 23 cửa hàng, di dời xây mới 01 cửa hàng. Nhu cầu đất cho 29 cửa hàng là 22.114 m2. Vốn đầu tư dự kiến 20,5 tỷ đồng.

4) Huyện Tam Dương: Hiện tại có 13 cửa hàng, diện tích đất của 13 cửa hàng là 5.696 m2. Quy hoạch đến 2020 có 22 cửa hàng, trong đó: xây mới 9 cửa hàng, cải tạo nâng cấp 11 cửa hàng, di dời xây mới 02 cửa hàng. Nhu cầu đất cho 22 cửa hàng là 17.099 m2. Vốn đầu tư dự kiến 22,5 tỷ đồng.

5) Huyện Tam Đảo: Hiện tại có 5 cửa hàng, diện tích đất của 5 cửa hàng là 7.625 m2. Quy hoạch đến 2020 có 11 cửa hàng, trong đó: xây mới 6 cửa hàng, cải tạo nâng cấp 4 cửa hàng, di dời xây mới 01 cửa hàng. Nhu cầu đất cho 11 cửa hàng là 12.769 m2. Vốn đầu tư dự kiến 13,5 tỷ đồng.

6) Huyện Bình Xuyên: Hiện tại có 23 cửa hàng, diện tích đất của 23 cửa hàng là 20.135 m2. Quy hoạch đến 2020 có 31 cửa hàng, trong đó: xây mới 8 cửa hàng, cải tạo nâng cấp 21 cửa hàng, di dời xây mới 02 cửa hàng. Nhu cầu đất cho 31 cửa hàng là 30.769 m2. Vốn đầu tư dự kiến 27,5 tỷ đồng.

7) Huyện Yên Lạc: Hiện tại có 13 cửa hàng, diện tích đất của 13 cửa hàng là 5.663 m2. Quy hoạch đến 2020 có 25 cửa hàng, trong đó: xây mới 12 cửa hàng, cải tạo nâng cấp 7 cửa hàng, di dời xây mới 6 cửa hàng. Nhu cầu đất cho 25 cửa hàng là 21.728 m2. Vốn đầu tư dự kiến 32,5 tỷ đồng.

8) Huyện Vĩnh Tường: Hiện tại có 16 cửa hàng và 01 tàu dầu. Diện tích đất của 16 cửa hàng 11.398 m2 ; Quy hoạch đến năm 2020 có 30 cửa hàng trong đó: xây mới 13 cửa hàng, cải tạo nõng cấp 15 cửa hàng và 01 tàu dầu, di dời xõy mới 01 cửa hàng.

9) Huyện Sông Lô: Hiện tại có 14 cửa hàng, diện tích đất của 14 cửa hàng là 4.867 m2. Quy hoạch đến 2020 có 21 cửa hàng, trong đó: xây mới 7 cửa hàng, cải tạo nâng cấp 14 cửa hàng. Nhu cầu đất cho 21 cửa hàng là 16.550 m2. Vốn đầu tư dự kiến 20,5 tỷ đồng.

(Chi tiết từng giai đoạn có biểu kèm theo)

3.5. Tổng hợp quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầutrên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ quy hoạch được tổng hợp chung như sau:

1) Tổng số cửa hàng trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2015 là 179 cửa hàng, đến năm 2020 là 207 cửa hàng (trong đó có 02 cửa hàng loại 1; 6 cửa hàng loại 2; 199 cửa hàng loại 3) và 1 tàu dầu trên sông.

2) Số cửa hàng xây mới là 90 cửa hàng (trong đó có 17 cửa hàng di dời - xây mới): giai đoạn 2011 – 2015 xây mới 45 cửa hàng, di dời – xây mới 17 cửa hàng; giai đoạn 2016 – 2020 xây mới 28 cửa hàng.

3) Tổng số cửa hàng sẽ nâng cấp cải tạo (mở rộng diện tích, nâng cấp cửa hàng, trang thiết bị) là 117 cửa hàng. Cụ thể giai đoạn 2011 – 2015 nâng cấp 67 cửa hàng; giai đoạn 2016 – 2020 nâng cấp 50 cửa hàng.

4) Ngoài ra còn phụ thuộc vào quỹ đất có thể mở rộng theo tiêu chí đặt ra đối với các cửa hàng đang hoạt động, nếu không thể mở rộng thì tiến hành di dời.

3.6. Định hướng quy hoạch hệ thống vận tải xăng dầu trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Hệ thống vận tải xăng dầu ở Việt Nam hiện nay bao gồm các loại hình vận tải phổ biến như: đường ống; đường thuỷ; đường sắt; đường bộ. Hiện nay, hệ thống vận tải xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung ở loại hình vận tải bằng đường bộ. Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020, hệ thống vận tải xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được định hướng như sau:

- Vận tải bằng đường ống:

Loại hình vận tải xăng dầu bằng đường ống có vị trí quan trọng trong vận tải xăng dầu ở nước ta hiện nay và có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống vận tải xăng dầu bằng đường ống đòi hỏi vốn đầu tư lớn và chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao với các tuyến vận chuyển chính từ các kho đầu mối đến các kho trung chuyển hay kho cấp phát lớn. Do đó, trên cơ sở xác định quy hoạch hệ thống kho chứa xăng, dầu trong thời kỳ đến năm 2020, loại hình vận tải xăng dầu bằng đường ống được xác định như sau:

Có thể nghiên cứu phát triển hệ thống đường ống vận tải xăng dầu liên hoàn giữa các cơ sở bán lẻ xăng dầu trên cùng một tuyến giao thông khi đảm bảo các điều kiện sau: 1) Số lượng cửa hàng trên tuyến giao thông khá lớn (từ 5 điểm trở lên) và mật độ tương đối dày (khoảng 2 - 5km/điểm bán); 2) Quy mô tiêu thụ của các cửa hàng lớn; 3) Phần lớn các cửa hàng bị hạn chế về điều kiện mở rộng kho chứa xăng dầu dự trữ lưu thông; 4) Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên tuyến do một doanh nghiệp quản lý. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, việc áp dụng vận tải bằnng đường ống này chỉ có thể áp dụng tại địa bàn Tp. Vĩnh Yên hoặc thị xã Phúc Yên và cho các cửa hàng thuộc Chi nhánh XD Vĩnh Phúc.

- Vận tải bằng đường thuỷ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại hình vận tải xăng dầu bằng đường thuỷ có điều kiện phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là đường sông. Xuất phát từ điều kiện địa lý và dự báo gia tăng năng lực vận tải bằng đường sông trong thời kỳ quy hoạch, tuyến vận tải xăng dầu bằng đường sông có thể xem xét là một hướng sẽ phát triển mạnh.

Mặc dù, loại hình vận tải xăng dầu bằng đường bộ có hạn chế là năng suất và hiệu quả vận tải kém, nhưng lại phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu và đóng vị trí quan trọng trong vận tải xăng dầu từ kho cấp phát đến các cơ sở tiêu thụ trên địa bàn Vĩnh Phúc.

Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020, căn cứ vào điều kiện phát triển giao thông đường bộ, quy mô và đặc điểm phân bố của nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, khả năng phát triển năng lực kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp, cũng như những ưu điểm gắn liền với vận tải xăng dầu đường bộ, việc quy hoạch phát triển hệ thống vận tải xăng dầu trên địa bàn Vĩnh Phúc vẫn được xác định là quan trọng và sẽ tập trung phát triển loại hình vận tải này.

3.7. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới kinh doanh xăngdầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một là, đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 thuộc phạm vi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và phụ thuộc vào sự phát triển về số lượng, quy mô, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp. Giá trị đầu tư được thực hiện của các doanh nghiệp sẽ trở thành tài sản của chính các doanh nghiệp. Trên góc độ quản lý đầu tư chung của tỉnh, việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có ý nghĩa trong việc xem xét mức độ phân bổ nguồn vốn đầu tư trong xã hội của tỉnh vào phát triển các lĩnh vực kinh doanh này, trên cơ sở đó để cơ quan quản lý đưa ra chính sách thu hút và phân bổ một các hợp lý vốn đầu tư cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác.

Hai là, các hạng mục đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Vĩnh Phúc bao gồm:

- Diện tích đất sử dụng cho mục đích kinh doanh xăng dầu;

- Xây dựng các hạng mục kiến trúc được trình bày trong Quy hoạch này; - Trang thiết bị phục vụ kinh doanh xăng dầu (máy bán hàng, bể chứa, xe chở xăng dầu và các trang thiết bị khác);

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt và sản xuất; - Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường;

- Các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại các kho, cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

Ba là, các nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Vĩnh Phúc trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, bao gồm:

- Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh;

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và các đơn vị kinh doanh khác;

- Các nguồn vốn xã hội khác tham gia dưới hình thức góp vốn cổ phần, tín dụng không chính thức,…

- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Vĩnh Phúc đến năm 2020 được tính toán dựa trên các định mức đầu tư cơ bản như sau:

+ Nhu cầu vốn đầu tư đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu sẽ được hình thành trong thời kỳ quy hoạch.

+ Quy mô diện tích kinh doanh trung bình của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu được xác định căn cứ vào yêu cầu về xây dựng, khoảng cách cần thiết để bố trí các thiết bị cho từng khu vực chức năng trong cửa hàng, cũng như yêu cầu mở rộng quy mô của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Diện tích bình quân của cửa hàng được dự kiến là 750 m2/cửa hàng đối với các cửa hàng thuộc các huyện, ngoại thành, ngoại thị; 600m2/cửa hàng đối với các cửa hàng trong khu vực nội thành, nội thị.

+ Chi phí đầu tư cho một cửa hàng bán lẻ xăng dầu được xác định căn cứ vào giá trị đầu tư thực tế bình quân cho một cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua và có tính đến yêu cầu mở rộng quy mô cửa hàng và gia tăng đầu tư vào các trang thiết bị đảm bảo điều kiện kinh doanh xăng dầu.

+ Tổng chi phí đầu tư xây dựng cho mạng lưới xăng dầu đến năm 2020 tạm tính khoảng 209 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn đến 2015 là 128 tỷ đồng (với suất đầu tư trung bình 1 cửa hàng loại 3 khoảng 1,5 tỷ đồng) và giai đoạn 2016 – 2020 là 81 tỷ đồng (với suất đầu tư trung bình 1 cửa hàng loại 3 khoảng 2 tỷ đồng - có tính yếu tố trượt giá). Tổng nhu cầu quỹ đất để xây dựng mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 là 181.867 m2.

Phần thứ tư

CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BÁN LẺ XĂNGDẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu QHXDauVP2013 (Trang 52 - 57)