CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu QHXDauVP2013 (Trang 57 - 59)

Cải tạo, nâng cấp và xây mới mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là một công việc có liên quan nhiều đến các cơ quan chức năng. Do hệ thống công trình cung cấp nhiên liệu là một hệ thống hạ tầng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, cần tạo lập những cơ chế chính sách đầu tư, hành lang pháp lý,v.v... phù hợp, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng theo định hướng quy hoạch.

Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chính sách, giải pháp đầu tư sẽ được thực hiện theo hướng: 1) Nâng cao yêu cầu về điều kiện tham gia kinh doanh xăng dầu đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (lao động, trang thiết bị phòng cháy, bảo vệ môi trường…); 2) Đặt yêu cầu quy mô tối thiểu về mặt bằng, số lượng cột bơm, dung tích bể chứa và chất lượng dịch vụ…

Trên thực tế, việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, mặc dù có sự hạn chế bằng các điều kiện trong cấp phép kinh doanh, nhưng mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển rất mạnh trong những năm vừa qua. Điều này cho thấy, nhu cầu tham gia đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh còn lớn. Tuy nhiên sự hạn chế về khả năng đầu tư và tái đầu tư của các chủ thể kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh cũng như yêu cầu phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 theo hướng hiện đại, văn minh và nâng cao hiệu quả chung của mạng lưới lại đặt ra yêu cầu thực thi các chính sách hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Trong những năm gần đây, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thêm một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, khả năng tái đầu tư để mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp này trong thời kỳ quy hoạch cũng bị hạn chế. Để thực hiện yêu cầu của quy hoạch theo hướng nâng cao quy mô và mở rộng phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp, cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh, vấn đề không chỉ là ban hành các quy định nhằm đảm bảo mức đầu tư tối thiểu (đảm bảo điều kiện tham gia kinh doanh xăng dầu) đối với các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là hỗ trợ để các doanh nghiệp tích cực tái đầu tư mở rộng.

Các chính sách hỗ trợ đầu tư cũng cần áp dụng theo hướng nâng cao khả năng đáp ứng các điều kiện về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào những phương hướng áp dụng các chính sách hỗ trợ đầu tư, cũng như từ thực trạng và yêu cầu quy hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đến năm 2020, các chính sách và giải pháp hỗ trợ đầu tư cụ thể bao gồm:

1.1. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng mặt bằng kinh doanh phùhợp với xu hướng gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, đáp ứng yêu cầu đảm bảo hợp với xu hướng gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, đáp ứng yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh doanh và các điều kiện về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Nội dung của chính sách này bao gồm :

- Dành quỹ đất cho yêu cầu di chuyển, mở rộng, đầu tư xây mới các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trước mắt cần xác định cho giai đoạn đến 2015;

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm thủ tục thuê đất xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu;

1.2. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng, mở rộngvà nâng cấp các cửa hàng và mua sắm các thiết bị, phương tiện vận tải xăng dầu, và nâng cấp các cửa hàng và mua sắm các thiết bị, phương tiện vận tải xăng dầu, phù hợp với xu hướng gia tăng quy mô kinh doanh, nâng cao trình độ phục vụ khách hàng và đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ cấu vốn của các doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có, vốn vay chiếm tỷ lệ nhỏ, (trong khi đó các doanh nghiệp lớn thì vốn vay chiếm tỷ lệ lớn). Thực tế này là một trong nhiều nguyên nhân của tình trạng nhiều doanh nghiệp chỉ có một cửa hàng bán lẻ xăng dầu, quy mô cửa hàng nhỏ. Vì vậy, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp cửa hàng xăng dầu là cần thiết, ít nhất là trong giai đoạn đến 2015, khi thị trường vốn ở nước ta còn chưa phát triển, cụ thể:

- Tạo ra nguồn vốn tín dụng đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng.

- Quy định thời hạn cho vay hợp lý theo tính chất nhu cầu vay vốn đầu tư vào tài sản cố định hay dùng làm vốn lưu động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đối với vốn vay lưu động, thời hạn vay vốn thuộc loại ngắn hạn (trên dưới 1 năm). Đối với vốn vay đầu tư sửa chữa hay đầu tư mới vào tài sản cố định, thời hạn vay vốn ở tầm trung và dài hạn (5 - 10 năm) nên căn cứ vào quy định khấu hao tài sản của Nhà nước.

- Quy định về tài sản thế chấp, đây là một trong những yếu tố gây hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ nói chung. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này tiếp cận vốn vay, các ngân hàng cần tiếp tục cải tiến các quy định về tài sản thế chấp.

- Quy định về mức vay tối thiểu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần được quy định ở mức 60-65% nhu cầu vốn đầu tư cho một cửa hàng (hiện tại chỉ phố biến ở mức 30-40%).

1.3. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tăng khả năng tích luỹ và huy độngvốn cổ phần để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vốn cổ phần để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu sử dụng vốn tự có. Tuy nhiên, do sự hạn chế về vốn tự có và

sự hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng, nên quy mô đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong tỉnh, đặc biệt là các DNTN thường ở quy mô nhỏ. Vì vậy, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tăng khả năng tích luỹ và huy động vốn cổ phần để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng rất cần thiết.

Nội dung của chính sách này bao gồm:

- Tỷ lệ khấu hao tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có liên quan đến mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và khả năng tái đầu tư tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, cần nghiên cứu áp dụng định mức khấu hao tài tài sản hợp lý để các doanh nghiệp tăng khả năng tái đầu tư.

- Thực tế hiện nay cho thấy, do mối quan hệ giữa người cho vay vốn và người vay vốn không được sự bảo lãnh của các cơ quan pháp luật và việc xử lý tranh chấp chưa tốt nên nguồn vốn trong dân chưa được huy động hết. Vì vậy, để giúp các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn này cần có các biện pháp như: 1) Tăng cường tính thừa nhận và bảo lãnh của pháp luật đối với quan hệ vay vốn giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với dân chúng; 2) Tỉnh cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể huy động trực tiếp vốn trong dân bằng các biện pháp như giới thiệu các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và có nhu cầu huy động vốn với dân cư trong tỉnh, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với người có vốn,...

Một phần của tài liệu QHXDauVP2013 (Trang 57 - 59)