5. Kết cấu của luận văn
1.1. Khái quát về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ trong đơn vị sự
1.1. Khái quát về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ trong đơn vị sựnghiệp công lập nghiệp công lập
1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập
Theo điều 9, Luật viên chức được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, đơn vị sự nghiệp công lập là “tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.
“Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị cung cấp dịch vụ công hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa thể thao, phát thanh truyền hình, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm,... (Nguyễn Văn Bảo, 2012).
Trên giác độ điều hành quản lý, các đơn vị cung cấp dịch vụ công gồm có những dịch vụ xã hội (trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu khoa học,...), và dịch vụ công ích (sản xuất và cung cấp điện, nước sinh hoạt, gas, vệ sinh môi trường,...) được gọi chung là các đơn vị sự nghiệp.
Đơn vị sự nghiệp công lập đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế trạm trại, nông lâm thủy sản,... đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu về đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò tự chủ trong điều hành hoạt động của đơn vị và quản lý tài chính và xã hội hóa nguồn lực để phát triển các sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao,...
Theo Điều 3, Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác của Chính phru ban hành ngày 10/10/2016, cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác “là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác”.
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự; giá, phí dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; tự chủ về tài chính.
1.1.2. Đặc điểm đơn vị sư nghiệp công lập có thu
Đơn vị sự nghiệp công lập có thu có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận (Bùi Tiến Dũng, 2014).
Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế nhưng mục đích chính không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Nhà nước duy trì, tổ chức, tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của nhà nước trong phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó, nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hoá và tinh thần của nhân dân.”
“Thứ hai, các sản phẩm do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều mang tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội (Bùi Tiến Dũng, 2014).
Sản phẩm, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp chủ yếu là giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức… có tính phục vụ không chỉ một ngành, một lĩnh vực nhất định mà kho tiêu thụ sản phẩm đó thường có tác động lan tỏa, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Sản phẩm đó là hàng hóa công cộng tác
động đến con người về trí, lực tạo điều kiện cho hoạt động, đời sống của con người và quá trình tái sản xuất xã hội.
Thứ ba, đơn vị sự nghiệp công lập trong quá trình hoạt động được nhà nước cho phép thu một số các loại phí, lệ phí, được tiến hành các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ để bù đăó chi phí hoạt động thường xuyên từ đó góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động (Bùi Tiến Dũng, 2014).
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở hữu của nhà nước vì thế nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các đơn vị này được hỗ trợ từ nhà nước. Tuy nhiên để giảm bớt gánh nặng cho NSNN thì nhà nước cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập có thu được phép thu một số khoản phí, lệ phí để bù đắp hoạt động thường xuyên và góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động. Nguồn thu này chính là một trong những động lực làm cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động có hiệu quả hơn, cung ứng các dịch vụ công ngày càng tốt hơn cho xã hội.
Thứ tư, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ (Bùi Tiến Dũng, 2014).
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước tổ chức, duy trì hoạt động sự nghiệp để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất định, trong mỗi thời kỳ, nhà nước có các chủ trương, chính sách, có các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội nhất định như chương trình xoá mù chữ, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chương trình phòng chống AIDS…. Các chương trình này chỉ có nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả. Nhà nước duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm mang lại lợi ích cho người dân.”
1.1.3. Khái niệm quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ
Quản lý tài chính trong tổ chức là chức năng quản lý gắn liền với việc huy động, tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu về tài chính cho các hoạt động của tổ chức, góp phần thực hiện mục tiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả (Nguyễn Hoàng Lan, 2018).
Nếu xét theo quá trình, quản lý tài chính của một tổ chức nói chung gồm các nội dung như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các nguồn tài chính và hoạt động tài chính của tổ chức.
Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập là sự tác động lên các hoạt động tài chính thông qua quá trình xây dựng chính sách, kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các chính sách, kế hoạch đó nhằm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao, sản xuất kinh doanh và cung cấp các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực, ngành theo quy định, đảm bảo duy trì hoạt động của đơn vị và nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức trong đơn vị trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật (Bùi Tiến Dũng, 2014).
Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ là cơ chế Nhà nước phân cấp cho đơn vị, cơ quan được chủ động và chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong việc tạo nguồn thu và chỉ tiêu trong đơn vị, cơ quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ giúp các đơn vị tự chủ các nguồn thu, nhằm tăng cường khả năng khai thác các nguồn thu hợp pháp của đơn vị. Các đơn vị được giao nhiệm vụ và giao khoán kinh phí tương ứng với nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng được chủ động sử dụng kinh phí theo nhu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong phạm vi nguồn kinh phí được giao khoán. Nếu đơn vị sử dụng kinh phí tiết kiệm, phần tiết kiệm đó được quyết định sử dụng tăng thu nhập cho cán bộ công chức trong đơn vị.
Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ phải đảm bảo kinh phí thường xuyên theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước để các đơn vị hoạt động liên tục đồng thời phải triệt để tiết kiệm chi;
Quản lý kinh phí thuộc cơ quan, đơn vị nào là trách nhiệm của đơn vị mà trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.”
“Để thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, các đơn vị phải đảm bảo các mục tiêu sau:
- Bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, các cơ quan quản lý nhà nước thì phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao, phát huy tối đa khả năng chuyên môn và tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ công chức (Nguyễn Văn Bảo, 2012).
- Thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ công chức. Các hoạt động tài chính của đơn vị phải được quy định cụ thể hóa với sự nhất trí cao của tập thể cán bộ công chức và phải công khai đầy đủ các khoản thu – chi (Nguyễn Văn Bảo, 2012).
- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quy định, quyết định của mình, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Nguyễn Văn Bảo, 2012).
- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật (Nguyễn Văn Bảo, 2012).
1.2. Nội dung cơ bản của quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ
1.2.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình tài chính
Chiến lược kế hoạch, chương trình tài chính là tập hợp các mục tiêu cần đạt được về các nguồn thu và các khoản chi tiêu cùng những phương thức để đạt được các mục tiêu đó nhằm đảm bảo tài chính cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của tổ chức và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong đơn vị (Bùi Tiến Dũng, 2014).
“Kế hoạch, chương trình tài chính được chia thành hai loại đó là lập dự toán thu và lập dự toán chi, trong đó:
* Lập dự toán thu: Đơn vị sự nghiệp công lập có thu, ngoài NSNN cấp, còn có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ và các nguồn thu khác như:
- Thu từ phí và lệ phí (nếu có)
- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thu từ hoạt động triển khai dịch vụ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ;
- Thu từ các hoạt động khác;
* Lập dự toán chi
Nội dung lập dự toán chi gồm một số nội dung như:
- Chi cho con người: gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương (được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành
chính sự nghiệp) và các khoản phải nộp theo lương: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động CBCNV của đơn vị.
- Chi quản lý hành chính: gồm các khoản chi về tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe…. Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của đơn vị. Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.
Theo cơ chế tự chủ tài chính đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình.
Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu. Quản lý tốt nhóm này sẽ tạo điều kiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác.”
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: gồm chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác phục vụ lĩnh vực chuyên môn; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn … Nhóm này phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của từng đơn vị. Có thể nói đây là nhóm quan trọng, chiếm phần lớn tổng số kinh phí và đòi hỏi nhiều công sức về quản lý. Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này. Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng phục vụ, mục tiêu phát triển của đơn vị.
Nhóm chi này là do những quy định mang tính chuyên môn không quá khắt khe, đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng đúng mức và thích hợp, tránh làm mất cân đối thu – chi, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước, cụ thể là theo cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định: Hàng năm, do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng
như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Có thể nói đây là nhóm chi mà các đơn vị đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của đơn vị.”
1.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tài chính
Nội dung của công tác triển khai thực hiện kế hoạch thu chi gồm:
- Bảo đảm và cung cấp các điều kiện để thực hiện kế hoạch: bao gồm các nguồn nhân lực, tài chính, phương tiện và quyền hạn tương ứng cho các bộ phận, cá nhân để thực hiện kế hoạch thu, chi.
- Truyền đạt, giải thích kế hoạch thu chi cho CBCNV trong đơn vị, để họ hiểu, chấp nhận và thực hiện kế hoạch đó. Chẳng hạn mỗi bộ phận, mỗi người cần phải hiểu họ phải làm gì để đóng góp vào các nguồn thu của đơn vị và họ sẽ nhận được lợi ích gì từ việc thực
- Tạo động lực cho các bộ phận và cá nhân có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi của đơn vị. Thực chất đây là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp, các công cụ: kinh tế; tổ chức- hành chính; kĩ thuật nghiệp vụ; giáo dục- tâm lý, để tác động lên các bộ phận và cá nhân, làm cho họ thực hiện nhiệm vụ có kết quả và hiệu quả cao. Bộ phận nào, cá nhân nào làm tốt sẽ được thưởng, ngược lại làm kém, gây thất thoát thì sẽ bị phạt tiền hoặc bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
Các công cụ kinh tế chủ yếu gồm: tiền lương, tiền thưởng, chế độ bồi dưỡng và hệ thống phúc lợi của đơn vị. Các công cụ tổ chức là bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý tài chính trong đơn vị. Các công cụ hành chính gồm: các chính sách, kế hoạch, thủ tục, quy định, quy chế, định mức về tài chính. Các công cụ giáo dục là các