5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Nâng cao nhận thức và chỉ đạo
“Theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giao thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến từng cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cấp huyện đã giao cho các phòng ban trực thuộc huyện. Tuy vậy việc thực hiện nghị định này đối với đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn kinh phí hành chính được giao, quyền tự chủ của thủ trưởng cơ quan trong quản lý biên chế và sử dụng kinh phí, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, về tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện tinh giảm biên chế, sử dụng kinh phí tiết kiệm. Một trong những nguyên nhân của tồn tại trên là do nhận thức và quán triệt cơ chế tự chủ của một bộ phận cán bộ, giảng viên, công nhân viên chưa thấu đáo, chưa thấy được đây là một chính sách có tính cải cách nhằm tạo điều kiện cho thủ trưởng cơ quan và công chức chủ động sắp xếp biên chế hợp lý (không lấy số lượng để bù đắp chất lượng); sử dụng kinh phí tiết kiệm, gắn việc sử dụng kinh phí với chất lượng và hiệu quả công việc. Do đó cần thay đổi nhận thức trong toàn bộ cán bộ, giảng viên, công nhân viên của nhà trường. Để công tác quản lý tài chính được hiệu quả, đảm bảo tuân thủ theo cơ chế tự chủ tài chính, trường cần nâng cao nhận thức, chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo của trường đến các cán bộ, giảng viên, công nhân viên. Một số giải pháp như sau:
Lãnh đạo của nhà trường cần có những quyết định mạnh mẽ, dám trao quyền, trách nhiệm và tin tưởng vào cấp dưới.
Tuyên truyền, phổ biến thực hiện công tác tự chủ tài chính. Đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông về tự chủ tài chính cho toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên của trường phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp và điều kiện thực tế của trường.
Cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản, kinh nghiệm về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Thảo luận, trao đổi quản lý tài chính trong trường theo cơ chế tự chủ tài chính cho các cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong trường; qua đó chỉ ra những nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về tự chủ tài chính cũng như ảnh hưởng của thực trạng đó đến hiệu quả quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ.
Tiếp tục đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến những quy định về tự chủ tài chính, quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học để chỉ đạo thực hiện, từng bước nâng cao công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ.
Chỉ đạo lãnh đạo các phòng/bộ môn chủ động tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường, phối hợp với các thành viên trong phòng/bộ môn thực hiện tuyên truyền về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Đẩy mạnh những nội dung liên quan đến quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ thông qua các hoạt động thực tiễn và các hoạt động chuyên môn của ngành để chia sẻ kinh nghiệm.
Đầu năm học, kế hoạch năm được hiệu trưởng triển khai, ngoài việc phổ biến những nhiệm vụ chung, cần làm nổi bật nội dung về tự chủ tài chính, trong đó quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ cần được chú ý, đưa vào thảo luận công khai, sâu sắc hơn.”
Hàng tháng, Ban Giám hiệu của trường cần phổ biến mục đích yêu cầu, nội dung hoạt động phối hợp với cán bộ, giảng viên, công nhân viên của trường để đảm bảo đội ngũ này thông suốt, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ.
3.3.2. Hoàn thiện công tác Xây dựng kế hoạch, chương trình tài chính
“Trong hoàn thiện chiến lược, kế hoạch, chương trình tài chính, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ là khâu quan trọng bởi tất cả các định mức thu – chi đều
được quy định tại đây. Theo đó, để đạt được mục tiêu quan trọng trong Nghị định số 16/2015/NĐ-CP là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động, việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ là một trong những cách thức quan trọng. Quy chế chi tiêu nội bộ hoàn thiện phải phản ánh hết nguồn thu và các nội dung, định mức chi của đơn vị. Nội dung thu, chi phải được xây dựng cụ thể, phù hợp với thực tế tại nhà trường. Quy chế chi tiêu nội bộ được coi như cuốn cẩm nang tài chính của đơn vị, là khung pháp lý cho mọi hoạt động thu chi trong đơn vị. Theo đó, quy chế chi tiêu nội bộ tại trường phải được xây dựng định mức tiêu chuẩn đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với đặc thù trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhưng vẫn đảm bảo kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.
- Quy chế chi tiêu bội bộ được công khai thảo luận trong toàn trường, có ý kiến của tổ chức Công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi tiêu nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.
Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của trường cần thực hiện theo các bước sau:
- Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế chi tiêu nội bộ cũng như quy định hiện hành của Nhà nước.
- Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời, phải dành một khoản cho quỹ dự phòng ổn định, đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động như lạm phát, quy định của Nhà nước thay đổi.”
- Cơ chế chi trả lương, lương tăng thêm, thưởng, trợ cấp khó khăn: Chi lương phải được thực hiện theo cơ sở hiệu suất làm việc, đóng góp cho việc tăng thu, tiết kiệm chi. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong nhà trường và chế độ khen thưởng kịp thời để động viên người lao động.
- Cơ chế trích lập quỹ, đặc biệt Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ thi đua khen thưởng
- Xây dựng cơ chế phân cấp, khoán cho từng khoa.
Việc xây dựng dự toán thu – chi, cần căn cứ vào vào kế hoạch công tác năm của đơn vị, có chia cụ thể ra chi tiết theo quý, tháng, các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện và các công việc đột xuất dự kiến được phân công. Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, cần xác định các công việc đột xuất và kinh phí cho các công việc đó. Trước khi xây dựng dự toán, trường cần xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán như:
- Số biên chế hành chính hiện có của đơn vị, số biên chế sẽ đưa đi đào tạo nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên viên chính,...., số biên chế tăng thêm, số biên chế giảm bớt (do về hưu, về sớm, thừa, không đủ năng lực, ốm đau mất sức, bị kỷ luật....).
- Số các phòng ban chức năng trực thuộc đơn vị và các nhiệm vụ được phân công trong năm công tác.
- Tiền lương và phụ cấp đối với các đối tượng công chức trong cơ quan đơn vị. - Khối lượng công việc của đơn vị về quản lý hành chính (Hội nghị, kiểm tra, các đoàn đi công tác trong và ngoài nước về các hoạt động dịch vụ công (giải quyết các vấn đề của nhân dân yêu cầu, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân...).
- Các khối lượng phục vụ về điện, nước, văn phòng phẩm, bưu chính... trung bình các năm và dự báo mức biến động trong những năm tới, căn cứ để đề xuất các mức biến động đó.
- Các nhu cầu về công cụ thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, máy phô tô...) trong năm nhằm phục vụ các nhiệm vụ công tác được phân công cũng như các yêu cầu về đổi mới công tác, chất lượng công việc.
Sau khi xây dựng dự toán theo các căn cứ trên, trường cần đưa ra những giải pháp thực hiện tích cực để tiết kiệm kinh phí như giảm biên chế, tiết kiệm điện nước, văn phòng phẩm,… trên cơ sở dự kiến kinh phí tiết kiệm, đơn vị xây dựng phương án tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên của trường hàng quý. Các giải pháp cần cụ thể, chi tiết đến từng đối tượng và các chính sách để áp dụng cho các đối tượng cụ thể đó. Việc xây dựng các giải pháp này cần được tiến hành một cách công khai, có sự tham gia, có ý kiến của cả đối tượng chịu tác động cũng như các đối tượng liên quan để nâng cao tính khả thi của các giải pháp thực hiện tốt các mục tiêu cải cách đề ra.
Dự toán kinh phí quản lý hành chính cho trường cần được lập theo các nội dung quy định và nêu rõ các khoản kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ để thuận tiện cho việc thực hiện, đặc biệt là các giải pháp tiết giảm kinh phí, đồng thời thuận tiện cho việc kiểm soát, kiểm soát và đánh giá thực hiện tự chủ tài chính đối với cơ quan.
3.3.3. Hoàn thiện công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tài chính
3.3.3.1. Tự chủ khai thác nguồn thu
“Nhà trường cần chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đại học và cao đẳng, khai thác triệt để các nguồn lực từ nghiên cứu, phát triển, các hoạt động liên kết, nguồn lực ngoài Nhà nước và các đầu tư của nước ngoài. Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng hiện tại đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn kinh phí do nhà nước cấp (hàng năm chiếm tới trên 45% so với tổng thu). Do đó, trong tương lai gần, cơ chế tự chủ tài chính ngày càng tăng cường, nhà trường buộc phải tự chủ nguồn thu và xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn thu này, tận dụng sự ủng hộ của Nhà nước nhưng phải dự trù được sự sụt giảm nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp trong tương lai.
Bên cạnh đó, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh để tạo điều kiện cho trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục trung cấp nhằm đảm bảo đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư, dành quỹ đất cho nhà
trường, có quy hoạch các khu học tập tập trung, hiện đại, chuẩn hóa cơ sở vật chất và xây dựng một số cơ sở hạ tầng chung.
Hiện nay, nguồn thu chủ yếu của trường là học phí. Trong những năm tới, nguồn thu này hứa hẹn sẽ tăng nếu nhà nước cho phép các trường tự quy định mức học phí và tự tổ chức theo nhu cầu của sinh viên, nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của nhà trường. Hiện nay, trường đang thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí theo Nghị định số 49/CP/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường cần công khai hóa các mức thu học phí và các khoản đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh mức thu hợp lý, có căn cứ khoa học như tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, kế hoạch tài chính của nhà trường,...”
Tập trung triển khai các dịch vụ bổ sung, chăm sóc sức khỏe và các hoạt động giao khoán để tạo ra nguồn thu đáng kể như ký túc xá sinh viên, nhà sách, căng – tin, các hoạt động khác liên quan đến đời sống sinh viên. Nhà trường cần đầu tư xây dựng ký túc xá, khu vui chơi cho sinh viên đầy đủ, tiện nghi để tăng nguồn thu.
“Bên cạnh thu học phí, cần gắn chương trình cho vay và quỹ học bổng. Để giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện theo học, nhà trường cần kết hớp những chính sách giảm nhẹ gánh nặng học phí để tạo điều kiện cho sinh viên theo học. Khoản trợ cấp này có thể được cấp dưới nhiều hình thức như:
+ Trợ cấp không hoàn lại: là các khoản tài trợ hoặc học bổng dựa trên nhu cầu tài chính của sinh viên hoặc gia đình họ; cũng như học bổng sinh viên giỏi hay học bổng nghiên cưu sinh, là những khoản dựa trên tiêu chuẩn thành tích hơn là dựa trên nhu cầu.
+ Trợ giúp có hoàn lại, bao gồm nhiều loại tín dung sinh viên (nhiều người không coi đó là một hình thưc hỗ trợ vì đây là các khoản vay phải trả).
+ Những cơ hội việc làm giúp sinh viên trang trải cho chi phí sinh hoạt như những công việc dịch vu hay thực tâp mà sinh viên có thể được trả tiền công lao động thấp hơn giá thị trường.
Ngoài ra, trường cũng cần huy động nguồn thu từ hoạt động dịch vụ bằng cách đa dạng hóa hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, nếu có điều kiện thì mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường, hoặc liên kết với nước ngoài để mở lớp đào tạo,... Thúc đẩy liên kết giữa nhà trường, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp để gắn kết đào tạo, khoa học và sản xuất kinh daonh.
3.3.3.2. Tự chủ quản lý hoạt động chi
Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch được giao, cán bộ quản lý tài chính của trường tiến hành lập dự toán hàng năm về số lượng, thời gian phát sinh theo nguyên tắc tiết kiệm chi phí như xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hệ số quy đổi giờ vàng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng,... để làm cơ sở, xin cấp NSNN. Do đó, nhà trường cần xây dựng cơ cấu chi thường xuyên một cách hiệu quả, thường xuyên kiểm tra, chỉnh sửa lại cơ cấu chi thường xuyên hợp lý hơn, tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa và hạn chế các khoản chi khác, chi nằm ngoài kế hoạch của trường.
Để phấn đấu trở thành trường Cao đẳng Y tế Cao Bằng, trường cần có kế hoạch xây dựng tập trung, trọng điểm để đáp ứng xu thế phát triển về khoa học, công nghệ, tránh lãng phí nguồn lực tài chính. Cụ thể, trường cần xây dựng các phòng thực hành đạt tiêu chuẩn quy định, nâng cấp máy tính kết nối Internet, âm thanh loa máy đạt chuẩn.”
“Ngoài ra, trường cần trang bị hệ thống máy móc thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin hiện đại, tự động hóa tính toán như:
- Trang bị đồng bộ các thiêt bị tin học và nối mạng nội bộ để trao đổi thông tin, dữ liệu nhằm phuc vu việc tra cứu, truy cập các thông tin.
- Tăng cường cập nhât và áp dụng các phần mềm kế toán máy hiện đại phục vụ cho công tác kê toán tài chính
Nhà trường cũng nên tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn, từng bước cải thiện chất lượng giảng dạy, phương tiện giảng dạy trong nhà trường với các biện pháp như: