Tăng cường năng lực cho cán bộ, giảng viên

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG (Trang 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.5.3. Tăng cường năng lực cho cán bộ, giảng viên

Để chủ động khai thác các chương trình, công việc, trường cần đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên như sau:

- Cử cán bộ nghiên cứu đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo đúng vị trí việc làm được phân công, đảm nhận.”

“- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm về phương pháp nghiên cứu khoa học, tin học văn phòng, ngoại ngữ nhằm củng cố và tích lũy kiến thức phục vụ cho công việc, tạo tác phong nghề nghiệp trong công việc.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc của cán bộ theo vị trí việc làm và phân loại theo các mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Cử giảng viên đi học à dự thi các lớp bồi dưỡng chuyên đề do cơ quan quản lý nhà nước hoặc các cơ sở đào tạo có uy tín mở với những nội dung phù hợp.

- Tổ chức các lớp chuyên đề, mời chuyên gia giảng dạy để cập nhật kiến thức mới - Tăng giờ sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt khoa học, phân công giảng viên trong bộ môn nghiên cứu và báo cáo để trao đổi kiến thức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng kiến thức của mỗi giảng viên

- Cử cán bộ, giảng viên đi khảo sát, tìm hiểu thực tế và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học

- Trong những năm tới, trường cần phấn đấu có nhiều cán bộ, giảng viên có trình độ cao để trở thành giảng viên “đầu đàn” trong đội ngũ giảng viên của trường. Do đó, cần tích cực cử giảng viên đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

- Cải tiến chính sách, chế độ đối với cán bộ, giảng viên tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có phụ cấp cho việc đi học, chế độ sau khi đi học.”

3.3.5.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính

Thời buổi kinh tế hội nhập phát triển dẫn đến tình trạng liên tục cập nhật và đổi mới các ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó, trường Trung cấp Y tê Cao Bằng cần phải luôn đa dạng hoá các nguồn tài chính để thuận tiện cho việc mua sắm các tài sản, trang thiết bị, nối mạng.

Do cần phải xử lý khối lượng thông tin lớn và đáp ứng kịp thời, nhanh chóng những yêu cầu nên trường cần phải có các trang thiết bị điện tử cùng các phần mềm ứng dụng mới nhất để việc quản lý tài chính và các thông tin liên quan đạt hiệu quả tốt hơn. Thông qua việc nối mạng, tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho quản lý tài chính sẽ giúp trao đổi thông tin, dữ liệu được dễ dàng hơn, các lãnh đạo ở xa sẽ không còn bị cảnh bất cập chờ đợi một thời gian dài mới có thể nắm được tin tức, tình hình, hoạt động quản lý tài chính của trường nữa.

Ngoài việc cung cấp các trang thiết bị máy móc công nghệ mới và hiện đại, trường nên tập trung tuyển dụng và có phương pháp đào tạo tất cả các cán bộ, giảng viên, người lao động những kỹ năng, các thông tin cơ bản về tin học để phục vụ cải cách hành chính và nâng cao năng suất hiệu quả cho công việc, đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh hiệu quả hơn và qua đó, kịp thời phân bổ quản lý tài chính ở trường. Hơn thế nữa, trường cần thành lập một tổ chuyên gia xử lý, lập trình và giải quyết các vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin để các chuyên gia kiểm toán, kế toán có thể rà soát, kiếm tra lại những vấn đề về hoạt động quản lý tài chính nhanh chóng hơn.

Có thể nói rằng, các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp trường trong việc kiểm soát những dữ liệu, hồ sơ, văn bản liên quan đến quản lý tài chính, đồng thời giúp phân bổ nguồn lực tài chính đúng và tốt hơn. Ngoài ra, các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp trường không chỉ giải quyết những vướng mắc, những quá trình xử lý và quản lý tài chính nhanh hơn, mà còn giúp tăng thu cho NSNN.

3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

“Để các giải pháp trên được thực hiện, cần có sự chung tay của toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong trường và quá trình triển khai cần phải đáp ứng được một số điều kiện cần thiết sau:

- Đối với Nhà nước: Khi kinh tế ngày càng tăng trưởng ổn định và bền vững, Nhà nước cần xác định chi ngân sách cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục – đào tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên của chi NSNN, từng bước tăng tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục - đào tạo.

Đổi mới các chính sách và hình thức đối với các nguồn thu sự nghiệp, đặc biệt là thu học phí, viện phí tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tham gia thực hiện các chính sách này phù hợp với điều kiện thu nhập và nhu cầu chăm sóc y tế của từng đối tượng dân cư.

- Đối với nhân dân: Phát huy trách nhiệm của người dân trong việc tham gia với Nhà nước trong chi tiêu cho giáo dục, y tế, gắn liến giữa trách nhiệm với quyền lợi của mình trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Đối với xã hội: Thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội và đầu tư phát triển cung cấp dịch vụ công. Đa dạng hóa các hình thức động viên, xây dựng môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi để phát huy được sức mạnh thu hút nguồn lực vật chất toàn xã hội cho phát triển các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo.”

KẾT LUẬN

Tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các đơn vị giáo dục - đào tạo nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa là phương tiện để duy trì hệ thống giáo dục - đào tạo, vừa là công cụ để Nhà nước thực hiện các chức năng theo các mục tiêu đã đề ra. Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, đặc biệt là cơ sở giáo dục - đào tạo công lập, nếu khả năng tự chủ tài chính càng cao, việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên càng được thực hiện tốt.

Nhận thức được tầm quan trọng này, Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng đã từng bước thực hiện tự chủ tài chính. Trong những năm qua, trường tiếp tục đổi mới cơ chế, cách thức hoạt động tài chính phù hợp với cơ chế thị trường, phấn đấu đủ điều kiện trở thành trường Cao đẳng Y tế Cao Bằng, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ch tỉnh Cao Bằng, vùng Đông Bắc Bộ và cả nước.

Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, lý thuyết và thực tiễn, luận văn đã giải quyết được một số nội dung quan trọng như: hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập; phân tích thực trạng quản lý tự chủ theo cơ chế tự chủ tài chính tại trường Trung cấp Y tế Cao Bằng; từ đó chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trường Trung cấp Y tế Cao Bằng trong thời gian tới.

Để hoàn thiện nghiên cứu này, tác giả đã nỗ lực tìm hiểu, học hỏi và phân tích. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, năng lực và kiến thức thực tế nên luận văn không tránh khỏi các sai sót và hạn chế. Luận văn rất mong muốn được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ để luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Bùi Tiến Dũng (2014), “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ: Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, số 2/2014. 2. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định

cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2019), Giáo trình Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

4. Hoàng Đức Thân, Nguyễn Văn Tuấn (2018), Giáo trình Thương mại Quốc tế, NXB ĐH KTQD, Hà Nội.

5. Nguyễn Hoàng Lan (2018), Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ trong các trường cao đẳng, Viện khoa học giáo dục nghề nghiệp. 6. Nguyễn Tấn Lượng (2011), Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại

học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thành Lê (2013), “Quản lý tài chính tại Trung tâm vận tải đối ngoại V75 – Bộ ngoại giao theo cơ chế tự chủ tài chính”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Nguyễn Thành Lộc, Trần Văn Bão (2017), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân;

9. Nguyễn Thị Kim Liên (2012), Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.

10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2014), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Nguyễn Văn Bảo (2012), “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các tổ chức khoa học công nghệ trong các trường đại học khối kỹ thuật trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng. 12. Phạm Xuân Tuyến (2014), Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính trong trường đại

học công lập - Trường hợp trường Đại học Thương mại, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

14. Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng (2017, 2018, 2019), Báo cáo tài chính. 15. Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết hoạt động.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w