I. NHẬN BẾT
Câu 1: Điều kiện kinh doanh như nhau thì mọi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ
A. đóng thuế như nhau, không phân biệt đối xử.
B. đóng thuế như nhau, không kể hoàn cảnh, điều kiện C. đóng thuế như nhau, trừ doanh nghiệp nhà nước.
D. đóng thuế như nhau, trừ doanh nghiệp mới thành lập 4 năm.
Câu 2: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
A. về hành vi do cố ý, gây hậu quả rất nghiêm trọng. B. về hành vi do cố ý, gây hậu quả nghiêm trọng.
C. về hành vi của mình và phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. D. về hành vi do cố ý, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 3: Khoản 1- Điều 16 Hiến pháp 2013 ghi “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. “Mọi người” được hiểu là
A. tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.
B. công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam. C. tất cả công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 4: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có nghĩa là mọi công dân đều
A. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ, không phân biệt đối xử. B. thực hiện nghĩa vụ như nhau trong mọi hoàn cảnh.
C. được hưởng quyền và nghĩa vụ giống nhau trong mọi điều kiện. D. được hưởng quyền tương đương nhau trong mọi trường hợp.
Câu 5: Công dân được ứng cử và bầu cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là biểu hiện quyền bình đẳng về
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 6: Mọi người được học suốt đời, học không hạn chế, không phân biệt dân tộc, tôn giáo là biểu hiện quyền bình đẳng về
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa.
D. tham gia quản lý xã hội.
Câu 7: Trách nhiệm bảo vệ môi trường là của
A. tất cả mọi cá nhân, tổ chức. B. doanh nghiệp.
C. nhà nước.
D. đơn vị làm ảnh hưởng đến môi trường.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là, nếu vi phạm pháp luật thì
A. xử lý theo quy định của pháp luật.
B. xử lý như nhau đối với bất kỳ độ tuổi nào. C. không bị xử lý, nếu không biết chữ.
D. không bị xử lý, nếu thiếu hiểu biết về pháp luật.
Câu 2: Một trong những biểu hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là khi Tòa án xét xử
A. phải căn cứ vào mức sống giàu nghèo của người bị xét xử. B. phải căn cứ vào trình độ của người bị xét xử.
C. không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. D. phải căn cứ vào chức vụ của người bị xét xử.
Câu 3: Quyền bình đẳng của công dân về thực hiện nghĩa vụ được biểu hiện,
A. người có chức quyền thì làm nghĩa vụ ít hơn. B. người giàu thì làm nghĩa vụ nhiều hơn.
C. người đang chấp hành án phạt tù phải làm nghĩa vụ nhiều hơn. D. không phân biệt đối xử về giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo.
Câu 4: Công dân được bình đẳng về hưởng quyền theo nguyên tắc,
A. con nhà giàu được học ở môi trường tốt hơn con nhà nghèo. B. cán bộ lãnh đạo được hưởng đặc quyền hơn.
C. học sinh là người dân tộc được cho điểm học cao hơn.
D. không phân biệt đối xử như: giàu nghèo, địa vị, trình độ, giới tính.
Câu 5: Nguyên tắc về sự bình đẳng trong hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân là,
A. hưởng quyền rồi mới làm nghĩa vụ. B. thực hiện nghĩa vụ rồi mới hưởng quyền. C. quyền không tách rời nghĩa vụ.
D. quyền luôn tách rời nghĩa vụ.
Câu 6: Người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bình đẳng theo quy định của pháp luật Việt Nam về
A. hưởng một số quyền và làm tất cả nghĩa vụ pháp lý. B. hưởng tất cả quyền và làm một số nghĩa vụ pháp lý.
C. hưởng một số quyền và làm nghĩa vụ pháp lý tương ứng quyền được hưởng. D. hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý như người dân Việt Nam.
Câu 7: Trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, công dân A dù có đủ điều kiện đi bầu cử song còn e ngại vì mình có sổ hộ nghèo. Vậy công dân A có quyền bầu cử không?
A. Có, chỉ những người khiếm thị mới không được bầu cử.
B. Có, vì luật pháp không phân biệt đối xử về giàu nghèo, trình độ. C. Có, chỉ những người theo hộ đói mới không được bầu cử.
D. Có, chỉ những người không biết chữ mới không được bầu cử.
III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Tại hội nghị bàn về quyền bình đẳng của phụ nữ, các đại biểu kiến nghị, phụ nữ dân tộc thiểu số mà vi phạm pháp luật thì
A. xử lý như tất cả phụ nữ, không phân biệt đối xử. B. chỉ xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật do cố ý. C. chỉ xét xử hành vi vi phạm pháp luật do cố ý trực tiếp.
D. chỉ xét xử hành vi vi phạm pháp luật được xác định là có lỗi do cố ý.
Câu 2: Là lãnh đạo đơn vị phòng chống ma túy, Cảnh sát A đã bị truy cứu hình sự vì nhận hối lộ. Trong phiên tranh luận tại Tòa, chủ tọa tổng hợp có 4 ý kiến
A. xét xử nhẹ để nhắc nhở cán bộ, chiến sỹ.
B. không xử phạt vì đây là lĩnh vực nguy hiểm, rất dễ bị cám dỗ. C. không xử phạt vì cảnh sát A là lãnh đạo.
D. xét xử đúng người, đúng tội để đảm bảo sự bình đẳng.
Câu 3: Trong hội nghị bàn về giáo dục vùng cao, để thu hút giáo viên, một số đại biểu kiến nghị, giáo viên tình nguyện lên công tác được hưởng
A. mọi quyền lợi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. B. mọi quyền lợi mà không cần làm nghĩa vụ.
C. mọi quyền lợi và miễn mọi hình thức vi phạm pháp luật. D. mọi quyền lợi và miễn mọi hình thức vi phạm kỷ luật.
Câu 4: M 20 tuổi, N 17 tuổi cùng buôn bán ma túy. Tòa tuyên phạt 2 người án tù chung thân. N cho rằng, mình chưa đủ tuổi thành niên nên nếu M tù chung thân thì N
A. tối đa là 15 năm tù.
B. chỉ quản chế ở địa phương. C. tối đa là 18 năm tù.
D. chỉ áp dụng biện pháp giáo dục.