VẬN DỤNG CAO

Một phần của tài liệu tailieu on thi TNTHPT mon GDCD 12.( 20 - 21) (Trang 39 - 43)

Câu 1: Mai Văn H và Lê Thị G đều học lớp 12 đã gây thương tích cho người khác. Viện kiểm sát đã dự kiến hình phạt cho 2 học sinh:

A. H cải tạo 20 tháng và G 14 tháng vì G có sổ hộ nghèo. B. H cải tạo 12 tháng và G 6 tháng vì G học giỏi hơn H. C. cải tạo không giam giữ 24 tháng.

D. H cải tạo 24 thángvà G 18 tháng vì G là nữ.

Câu 2: Trong số học sinh đạt giải nhất trong kỳ thi Quốc gia được đề nghị khen thưởng, thì học sinh nữ nên thưởng

A. nhiều hơn vì học sinh nữ ít đạt được thành tích.

B. nhiều hơn vì học sinh nữ khó đạt thành tích như học sinh nam. C. nhiều hơn vì học sinh nữ yếu đuối hơn học sinh nam.

D. bằng với học sinh nam vì thành tích như nhau.

Câu 3: M 20 tuổi và N 15 cùng gây thường tích cho người khác. Tòa khẳng định đây là hành vi nghiêm trọng. Trong phiên tranh luận, Tòa nêu ra 4 phương án cho N:

A. N chịu hình phạt tù 12 tháng.

B. N không phải chịu trách nhiệm hình sự. C. N chịu hình phạt tù 18 tháng.

D. N chịu hình phạt cải tạo không giam giữ 18 tháng.

Câu 4: Để thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, nhà nước ta một mặt đảm bảo các điều kiện cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ, mặt khác còn

A. xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh.

C. mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. D. đầu tư nguồn lực cho phát triển nhân tài.

E. ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐỀ XUẤT

NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Câu Phương án Câu Phương án Câu Phương án Câu Phương án 1 A 1 A 1 A 1 C 2 C 2 C 2 D 2 D 3 B 3 D 3 A 3 B 4 A 4 D 4 C 4 A 5 A 5 C 6 C 6 C 7 A 7 B

Bài 4: QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (3 tiết)

A. CHUẨN KIẾN THỨC

1. Bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình

1.1. Khái niệm

- Gia đình: là cộng đồng người được xây dựng nên từ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc con nuôi nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ.

Gia đình thường có các mối quan hệ: Vợ - chồng; cha mẹ - con cái; ông bà - cháu; anh chị em ruột.

- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

1.2. Nội dung

- Giữa vợ và chồng: Đây là nội dung quan trọng nhất, nhạy cảm nhất và xảy ra nhiều vi phạm pháp luật nhất về bất bình đẳng trong gia đình.

+ Quan hệ nhân thân: Vợ chồng đều có quyền như nhau trong việc chọn chỗ ở, nghề nghiệp, tôn giáo, sinh con, nuôi dạy con cái; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của nhau. Vợ chồng phải bàn bạc, quyết định hợp lý để tạo điều kiện cho nhau. Khi nảy sinh những vấn đề bất khả kháng, vợ chồng phải nhường nhịn, đồng thuận để giải quyết. Tất cả các biểu hiện tự quyết mà không có sự đồng ý của một trong hai vợ chồng đều là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.

Ví dụ: Chồng bắt vợ nghỉ việc để chăm sóc con cái; chồng quyết định chỗ ở vợ phải theo là vi phạm pháp luật.

+ Quan hệ tài sản: Pháp luật quy định:

Vợ chồng có tài sản chung: là tài sản do vợ chồng có trong hôn nhân; tài sản riêng nhập vào tài sản chung.

Vợ chồng có quyền có tài sản riêng: tài sản riêng có trước hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng, cho trong hôn nhân, tài sản do lao động riêng của từng người mà không muốn nhập vào khối tài sản chung. Tài sản riêng phải có mình chứng.

Cần khắc sâu cho học sinh: Quyền sở hữu tài sản: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Chỉ người chủ sở hữu (giấy chứng nhận của nhà nước cho người đứng tên) mới có quyền định đoạt. Chỉ có những tài sản quan trọng thì mới đứng tên của cả hai vợ chồng, còn những tài sản khác có thể chỉ đứng tên 1 người. Việc xác định tài sản chung - riêng phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể.

- Bình đẳng giữa cha mẹ và con, ông bà với cháu, anh chị em trong gia đình: Phần này chỉ cần lướt qua vì đa phần là đã bình đẳng.

2. Bình đẳng trong lao động

2.1. Khái niệm: làm rõ 3 thành tố

- Quyền lao động thông qua việc làm.

- Giữa người sử dụng lao động và người lao đông thông qua hợp đồng lao động. - Lao động nam và lao động nữ.

2.2. Nội dung

- Quyền bình đẳng trong lao động, được biểu hiện:

+ Tự do chọn lựa việc làm, làm bất cứ việc gì, ngành nghề nào pháp luật không cấm.

+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khả năng mà không bị phân biệt đối xử. + Người có trình độ cao được ưu đãi.

- Bình đẳng trong hợp đồng lao động.

+ Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên.

+ Nguyên tắc giao kết: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

+ Tuổi giao kết: Đủ năng lực hành vi dân sự. Từ đủ 15 đến dưới 18: phải có người giám hộ.

- Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ: nam nữ không phân biệt, được đối xử như nhau trong thực hiện quyền lao động, giao kết hợp đồng.

Lao động nữ được quyền nghỉ thai sản. Không được bố trí việc độc hại, nặng nhọc cho lao động nữ, không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nữ nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

3. Bình đẳng trong kinh doanh

- Khái niệm:

+ Chọn ngành nghề, địa điểm, hình thức kinh doanh. + Quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

- Nội dung

+ Tự chủ kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm. + Được khuyến khích phát triển lâu dài.

+ Tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Bình đẳng về nghĩa vụ pháp lý.

B. CHUẨN KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Học sinh nhận biết và phân biệt được các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong hôn nhân, gia đình; trong lao động và trong kinh doanh.

2. Đánh giá việc thực hiện quyền của công dân, phê phán hành vi xâm phạm quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu tailieu on thi TNTHPT mon GDCD 12.( 20 - 21) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w