D. CÂU HỎI ĐỀ XUẤT
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển công dân
1.1. Quyền học tập của công dân
- Khái niệm:
+ Công dân có quyền học từ thấp đến cao. + Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.
+ Công dân có thể học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, suốt đời. - Nội dung:
+ Công dân có quyền học từ thấp đến cao: Từ Mầm non đến Tiểu học, THCS, THPT, Đại học...
+ Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào: Kỹ tuật, y, báo chí, luật, kinh tế, tài chính, công nghệ,... phù hợp khả năng, nhu cầu, điều kiện.
+ Công dân có thể học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, suốt đời: chính quy, tập trung, vừa làm vừa học, từ xa.
+ Công dân được bình đẳng về cơ hội học tập, không phân biệt đối xử.
1.2. Quyền sáng tạo của công dân
- Khái niệm:
+ Quyền tự do của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học. + Quyền sáng tạo văn học nghệ thuật.
- Nội dung:
+ Quyền tự do của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học: Quyển sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ; kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa.
+ Quyền sáng tạo văn học nghệ thuật: Quyền tác giả văn học, báo chí.
- Trách nhiệm nhà nước: Khuyến khích sáng tạo; bảo vệ quyền sáng tạo (xử lý hành vi vi phạm bản quyền).
1.3. Quyền được phát triển của công dân
+ Quyền được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. + Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển toàn diện.
- Nội dung
+ Hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ: Nhà nước đẩy mạnh phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của nhân, xây dựng các công trình phúc lợi để hưởng chung; tạo mọi điều kiện để mọi người hưởng thụ, sáng tạo, đánh giá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học.
+ Khuyến khích và bảo vệ quyền sáng tạo của công dân. Người có năng khiếu được ưu đãi, khuyến khích phát triển tài năng. Các công trình sáng tạo được nhà nước ưu đãi, khen thưởng.
2. Ý nghĩa
- Là cơ sở pháp lý để phát triển toàn diện con người. - Nuôi dưỡng nhân tài.