D. sai luật, vì chị H đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, chữ viết, truyền thống văn hóa riêng. Trong số đó, dân tộc Kinh chiếm đại đa số. Tiếng Kinh (tiếng Việt) được sử dụng làm tiếng phổ thông. Có nhiều dân tộc là thiểu số với số dân dưới 1000 người. Dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1.1. Khái niệm
- Dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một bộ phận dân cư sống trên đất nước ta. - Tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được hưởng quyền và làm nghĩa như nhau, được nhà nước bảo hộ (tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển).
- Không phân biệt, đối xử về dân số, trình độ, vùng miền.
Nguồn gốc quyền bình đẳng giữa các dân tộc: Xuất phát từ quyền cơ bản của con người và quyền công dân.
1.2. Nội dung
- Bình đẳng về chính trị: tất cả công dân Việt Nam đều được quyền tham gia bầu cử, ứng cử và quyền tham gia quản lý Nhà nước, không kể là dân tộc nào, đồng thời làm nghĩa vụ ở các lĩnh vực chính trị.
- Bình đẳng về kinh tế: mọi công dân Việt Nam đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở những nơi khó khăn, Nhà nước có chính sách hỗ trợ.
- Bình đẳng về văn hóa - xã hội: mọi công dân đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của xã hội như: giáo dục, y tế, văn hóa, dân chủ cá nhân.
- Cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững giữa các dân tộc.
1.4. Chính sách của nhà nước (đọc thêm)
- Ghi nhận trong Hiến pháp, Luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc.
- Nghiêm cấm hành vi chia rẽ dân tộc.