Điều 5, Bộ quy tắc bầu cử liên bang của Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Luat bau cu DBQH TL tham khao hinh thuc VB quy dinh cua mot so nuoc.DOC (Trang 59 - 60)

- Hội đồng bầu cử cấp bang sẽ công bố phê duyệt các danh sách cùng vớ

34 Điều 5, Bộ quy tắc bầu cử liên bang của Cộng hòa Liên bang Đức

2.7 Nhật Bản

2.7.1 Giới thiệu khái quát về bầu cử Nhật Bản35

Hiến pháp Nhật quy định chính thể dân chủ đại nghị và đảm bảo bầu cử phổ thông, công bằng và bỏ phiếu kín. Đây là những nguyên tắc cơ bản của hệ thống bầu cử, được áp dụng cho các cuộc bầu cử Quốc hội, các hội đồng địa phương và những người đứng đầu chính quyền thành phố.

Bầu cử phổ thông đảm bảo quyền bầu cử của tất cả người dân Nhật từ 20 tuổi trở lên. Từ năm 1945, không có sự phân biệt về giới tính, chủng tộc, địa vị xã hội, giàu nghèo hay mức độ đóng thuế trong bầu cử.

Ở Nhật Bản, Luật Bầu cử các cơ quan công quyền (the Public Offices Election Law) đã hiện thực hoá các nguyên tắc trong Hiến pháp liên quan về các cuộc bầu cử ở cả cấp trung ương và địa phương. Trước đó, Nhật Bản không một văn bản pháp lý chung quy định về bầu cử mà mỗi cuộc bầu cử ở các cấp khác nhau chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản luật khác nhau. Ví dụ như: Luật bầu cử Hạ viện, Luật bầu cử Thượng viện, và các quy định liên quan đến các cuộc bầu cử ở cấp chính quyền địa phương thì tuân theo Luật Chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vào năm 1950 thì các văn bản luật trên đã được hợp nhất trong Luật bầu cử các cơ quan công quyền như đã nêu ở trên.36

Ở Nhật bản có ba loại bầu cử, gồm tổng tuyển cử bầu ra Hạ viện, được tổ chức 4 năm một lần (trừ trường hợp hạ viện bị giải tán sớm hơn), tiếp đến là bầu cử Thượng viện được tổ chức 3 năm một lần để chọn ra một nửa số thành viên của Thượng viện và bầu cử ở địa phương được tổ chức 4 năm một lần tại các quận, thành phố và làng xã. Các cuộc bầu cử được giám sát bởi các ủy ban bầu cử dưới sự chỉ đạo chung của Hội đồng Quản lý Bầu cử Trung ương.

Hội đồng Quản lý Bầu cử của Trung ương là một cơ quan thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông.

Thực tế trên thế giới cho thấy cơ quan quản lý bầu cử có tính chất độc lập là mô hình phổ biến nhất, với khoảng 65%. Ngược lại, mô hình cơ quan quản lý bầu cử thuộc nhánh hành pháp lại thường xuất hiện ở các nước Tây Âu, Bắc Phi và một số nước Trung Đông. Còn tại Nhật Bản, mô hình cơ quan quản lý bầu cử lại được

Một phần của tài liệu Luat bau cu DBQH TL tham khao hinh thuc VB quy dinh cua mot so nuoc.DOC (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w