Về nhiệm vụ của Ủy ban Bầu cử Quốc gia

Một phần của tài liệu Luat bau cu DBQH TL tham khao hinh thuc VB quy dinh cua mot so nuoc.DOC (Trang 29 - 30)

Điều 16 (mới) của Luật bầu cử ĐBQH Campuchia chỉ rõ, Ủy ban bầu cử Quốc gia có một số nhiệm vụ sau:

1. Lên kế hoạch, tổ chức và quản lý bầu cử trên toàn lãnh thổ quốc gia. Tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm các cuộc bầu cử được tự do, công bằng bằng các hình thức bỏ phiếu kín;

2. Chuẩn bị các kế hoạch làm việc, ngân sách và tài liệu và phương tiện phục vụ cho bầu cử và công bố lịch bầu cử;

3. Bổ nhiệm Hội đồng Bầu cử cấp tỉnh/thành phố, Hội đồng Bầu cử cấp xã/phường, các Hội đồng/Tổ địa diểm bầu cử;

4. Xây dựng các quy định, quy trình và hướng dẫn quy trình bầu cử trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật;

5. Thực hiện các biện pháp nhằm duy trì an ninh và trật tự công cộng trong quá trình bầu cử;

6. Giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các hội đồng bầu cử ở các cấp độ;

7. Thiết lập các khu vực bầu cử;

8. Ra quyết định liên quan đến các điểm đăng kí bầu cử và điểm bầu cử; 9. Ban hành và phân phối các tài liệu và phương tiện phục vụ bầu cử; 10. Tuyển dụng và bổ nhiệm các công chức hỗ trợ rà soát Danh sách Cử tri và Đăng kí Cử tri phù hợp với quy định của luật;

11. Chuẩn bị danh sách cử tri và đăng kí cử tri; 12. Kiểm tra và xác nhận về danh sách cử tri;

13. Nhận và quyết định các đơn đăng kí tham gia của các ứng cử viên của các đảng chính trị khi chạy đua vào Quốc hội;

14. Giám sát và tạo điều kiện thuận lợi tổ chức các chiến dịch tranh cử; 15. Tổ chức và giám sát việc bầu cử, kiểm phiếu và củng cố các kết quả bỏ phiếu, thông báo về kết quả bỏ phiếu;

16. Tạm thời chấm dứt quyền bầu cử hoặc khôi phục quyền bầu cử;

a. Đăng kí đảng chính trị đang tranh cử hoặc xóa tư cách tham gia của đảng đó trong danh sách tranh cử.

b. Xóa tư cách ứng cử viên hoặc khôi phục lại tư cách thành viên của họ.

17. Kiểm toán các khoản thu nhập và các chi tiêu tài chính phát sinh bởi các ứng cử viên và các đảng chính trị trong các chiến dịch tranh cử;

18. Tiến hành các biện pháp và cung cấp sự hỗ trợ nhằm bảo đảm việc sử dụng truyền thông một cách công bằng;

19. Cung cấp thông tin về tiến trình của quá trình bầu cử tới các đảng chính trị và các ứng cử viên và tiếp nhận những kiến nghị có liên quan đến bầu cử; Bảo đảm trao đổi thông tin thường xuyên và hỗ trợ liên tục với các Hội đồng Bầu cử ở các cấp và các đảng chính trị, các ứng cử viên và những người liên quan;

20. Biên soạn và phổ biến thông tin về bầu cử;

21. Nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề bầu cử bằng cách đào tạo cử tri và có các chương trình phổ biến thông tin với các phương thức khác nhau;

22. Chuẩn bị các tài liệu, chương trình và đào tạo cho các nhân viên phục vụ bầu cử;

23. Phê chuẩn và quản lý thẻ thông tin cho các đại diện đảng chính trị; 24. Giám sát các vấn đề pháp lý của việc thực hiện các quy định và quy trình bầu cử;

25. Giải quyết các khiếu nại và tố cáo liên quan đến bầu cử thông qua các phiên điều trần, trừ những khiếu nại thuộc thẩm quyền xem xét của tòa án;

26. Ngăn chặn và quản lý các vấn đề phát sinh của bầu cử;

27. Thành lập ủy ban để hủy các tài liệu đã được sử dụng trong mỗi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi các tài liệu đã được lưu trữ tại nơi an toàn trong thời gian 4 năm kể từ ngày bầu cử của mỗi cuộc bầu cử, với sự tham gia của các đại diện các đảng phái chính trị có vị trí trong Quốc hội;

28. Thực hiện các nhiệm vụ khác do pháp luật và các quy định khác yêu cầu.

(ii) Hội đồng bầu cử cấp tỉnh/thành phố

Một phần của tài liệu Luat bau cu DBQH TL tham khao hinh thuc VB quy dinh cua mot so nuoc.DOC (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w