Nhằm giúp cho hệ thống quản lý bầu cử ở Campuchia hoạt động một cách công khai và minh bạch, Luật bầu cử ĐBQH đã quy định, cho phép:
- Mỗi đảng chính trị tham gia vào bầu cử có thể cử 2 đại diện của mình, 1 người có quyền đại diện thường trực và một người có quyền đại diện dự bị trong số những cử tri có đủ điều kiện, để giám sát các hoạt động bầu cử tại mỗi điểm bầu cử.
Đại diện ‘thường trực’ sẽ được vào khu vực bầu cử và khu vực kiểm phiếu. Còn đại diện ‘dự bị’ được phép thay thế cho đại diện ‘thường trực’ trong trường hợp người này vắng mặt.
Luật cũng quy định, nếu các đảng chính trị có nhu cầu, các đảng sẽ có quyền thay thế các đại diện của mình.
- Đối với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, pháp luật Campuchia cho phép các tổ chức quốc tế và nước ngoài có thể cử các đại diện tham gia giám sát cuộc bầu cử.
Để thực hiện được các yêu cầu về công khai, minh bạch trong quá trình bầu cử, Ủy ban Bầu cử Quốc gia có nghĩa vụ công nhận các đại diện đảng chính trị, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đăng kí giám sát các cuộc bầu cử.
Theo đó, luật pháp yêu cầu các cơ quan ở mọi cấp phải chịu trách nhiệm duy trì an ninh, trật tư công cộng và các nhiệm vụ khác. Các cơ quan liên quan phải hợp tác hoàn toàn với Ủy ban Bầu cử Quốc gia và các Hội đồng Bầu cử ở mọi cấp để duy trì an ninh và trật tự công cộng trong quá trình bầu cử, chiến dịch bầu cử; việc bỏ phiếu và kiểm phiếu, trên cơ sở yêu cầu của Ủy ban Bầu cử Quốc gia và các Hội đồng Bầu cử.
Về điều kiện bảo đảm và hỗ trợ công việc của những người liên quan, Điều 31 Luật bầu cử ĐBQH cũng quy định rõ: Các thành viên của các Hội đồng Bầu cử ở mọi cấp và nhân viên của Ban Thư kí chung và các Ban thư kí sẽ nhận một khoản thù lao do Ủy ban Bầu cử Quốc gia quyết định.