Luật Bầu cử Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Luat bau cu DBQH TL tham khao hinh thuc VB quy dinh cua mot so nuoc.DOC (Trang 26)

Theo quy định của Luật bầu cử chính quyền địa phương, cơ quan quản lý bầu cử được quy định trong Luật này phù hợp với thẩm quyền của Ủy ban Bầu cử Quốc gia (Điều 9). Luật cũng trao quyền để Ủy ban bầu cử Quốc gia có thể thành lập các Hội đồng Bầu cử cấp Thủ đô/Tỉnh/Thành phố/Quận (Khan) (Điều 11). Theo đó, Ủy ban Bầu cử Quốc gia sẽ xây dựng các quy định và quy trình liên quan đến việc quản lý của Hội đồng Bầu cử phù hợp với Luật này và Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội (Điều 12).

c) Luật về Hội đồng bầu cử cấp xã/phường

Luật này quy định việc tổ chức và hoạt động của hội đồng bầu cử cấp xã/phường sẽ được thực hiện thống nhất với Ủy ban Bầu cử Quốc gia, cơ quan được thành lập theo Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội như đã nêu ở trên.

Trong đó Luật cũng quy định về Hội đồng bầu cử các cấp và thành viên hội đồng cũng như các yêu cầu hoạt động đối với các hội đồng. Luật bầu cử Hội đồng quy định cụ thể hơn và khẳng định thêm một lần nữa về vai trò của Ủy ban Bầu cử Quốc gia trong việc liệt kê các nhiệm vụ của cơ quan này từ việc phê chuẩn danh sách cử tri đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, và quản lý và liên hệ với các cơ quan quản lý bầu cử khác.

Thẩm quyền bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng bầu cử các cấp, tiêu chuẩn cụ thể các của thành viên Hội đồng cũng được tái khẳng định trong các điều của văn bản này.

2.2.3 Vị trí pháp lý

Ủy ban Bầu cử Quốc gia là một cơ quan độc lập và trung lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà cơ quan này được giao phó. Các tiêu chí tổ chức và hoạt động của Ủy ban là: Độc lập, Trung lập, Trung thực, Công bằng và Minh bạch (Điều 12-Luật bầu cử ĐBQH). Thành viên của Ủy ban và của các Hội đồng bầu cử ở mọi cấp độ đều phải trung lập và khách quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ về bầu cử.

Một phần của tài liệu Luat bau cu DBQH TL tham khao hinh thuc VB quy dinh cua mot so nuoc.DOC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w