- Hội đồng bầu cử cấp bang sẽ công bố phê duyệt các danh sách cùng vớ
35 Nguồn: Tài liệu nguyên cứu về Hội đồng bầu cử của Viện Nghiên cứu lập pháp
coi là theo mô hình hỗn hợp. Đây là mô hình có số lượng các quốc gia theo ít nhất trong số các mô hình đang tồn tại phỏ biến trên thế giới.37
* Các nguyên tắc bầu cử
Bầu cử là yếu tố mấu chốt của dân chủ. Hiến pháp Nhật Bản quy định về ba nguyên tắc bầu cử, đó là:
- Phổ thông đầu phiếu: Bầu cử là quyền của các cử tri
- Bầu cử công bằng: Mọi người có quyền bỏ một phiếu, không kể đến giới tính, sự giàu có, trình độ giáo dục…
- Bầu cử kín: Bầu cử được thực hiện bằng cách bảo vệ các quyền riêng tư của người đi bầu
Thêm vào đó, hai nguyên tắc được bảo vệ là:
- Bầu cử tự do: Bầu cử được thực hiện trên cơ sở tự do ý chí của người đi bầu
- Bầu cử trực tiếp: Người bầu cử thực hiện việc bầu ra các đại diện của mình một cách trực tiếp.
Các cuộc bầu cử quốc gia
+ Bầu cử Hạ viện
Hạ viện gồm có 480 nghị sĩ, được bầu với nhiệm kì 4 năm trong đó 300 nghị sĩ được bầu bằng hệ thống đa số một đại diện ở 300 đơn vị bầu cử và 180 nghị sĩ được bầu theo hệ thống đại diện tỉ lệ tại 11 đơn vị bầu cử. Do vậy, mỗi cử tri được bầu hai lần, một lần cho các ứng cử viên ở địa phương và một cho đảng chính trị mà mình chọn. Các ứng cử viên ở địa phương được chọn ra theo đa số, và các ghế của đảng được quyết định dựa theo kết quả tỷ lệ phiếu mà Đảng giành được trong cuộc bầu cử. Thông thường, các đảng cũng đưa các ứng cử viên của đảng vào trong danh sách bầu cử theo hình thức đa số một đại diện ở đơn vị bầu cử. Nếu ứng cử viên được bầu theo hình thức đa số một đại diện ở đơn vị bầu cử không thành công thì có thể được bầu theo danh sách tỷ lệ đảng. Các đảng cũng thường đưa danh sách ở cả khu vực bầu cử địa phương và trong danh sách bầu cử theo đảng.
+ Bầu cử Thượng viện
Thượng viện gồm có 242 thượng nghị sĩ, với nhiệm kỳ được bầu là 6 năm, 146 nghị sĩ là được bầu theo khu vực bầu cử một hoặc nhiều đại diện cho các địa phương bởi phiếu bầu không thể chuyển nhượng và 96 người được bầu theo hệ
thống đại diện tỷ lệ ở cấp độ quốc gia. Cứ 3 năm một lần, Thượng viện tổ chức bầu cử và bầu ra một nửa thượng nghị sĩ mới.
Từ khi Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản được ban hành năm 1947, các vòng bầu cử của Quốc hội Nhật thường không được tổ chức đồng thời. Theo đó, việc bầu cử Thượng viện được tổ chức sau vài ngày so với bầu cử Hạ viện. Chỉ có năm 1980 và 1986, tổng tuyển cử diễn ra một cách đồng thời vào cùng một ngày bởi vì Hạ viện bị giải tán để yêu cầu bầu cử sớm cùng với Thượng viện.
Ngoài các cuộc bầu cử cấp quốc gia, ở Nhật Bản còn có các cuộc bầu cử bầu tỉnh trưởng, thành viên hội đồng tỉnh, thị trưởng, thành viên hội đồng thành phố v.v...
Các loại bầu cử ở Nhật bản Số lượng các ghế (cấp quốc gia
Bầu các hạ nghị sĩ
- Những người được bầu theo hệ thống đa số một đại diện của khu vực bầu cử
- Những người được bầu theo hệ thống đại diện tỷ lệ
480
300 180
Bầu các thượng nghị sĩ
- Những người được bầu theo hệ thống đại diện theo đa số
- Những người được bầu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ 242 146 96 Tỉnh trưởng 47 Thành viên Hội đồng cấp tỉnh 2874 Thị trưởng các thành phố 779
Thành viên của Hội đồng Thành phố 24057
Trưởng các Thị trấn và Làng xã 1038
Thành viên Hội đồng Thị trấn và Lãng xã 16358
Lãnh đạo những khu vực đặc biệt (trong Tokyo) 23
Thành viên Hội đồng tại những khu vực đặc biệt (trong Tokyo)
927
2.7.2 Tổ chức của cơ quan quản lý bầu cử
+ Hội đồng Quản lý bầu cử Trung ương: Nhiệm vụ của Hội đồng Quản lý Bầu cử Trung ương là phụ trách việc bầu cử hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ theo quy
định của hệ thống bầu cử của Nhật Bản. Hội đồng Quản lý Bầu cử Trung ương là cơ quan độc lập, gồm có 5 thành viên được bổ nhiệm bởi Thủ tướng trên cơ sở tiến cử của Quốc hội.
Nhiệm kì của các thành viên là 3 năm.38
+ Các Ủy ban Quản lý bầu cử cấp tỉnh: có trách nhiệm phụ trách việc bầu cử hạ nghị sĩ theo hình thức bầu cử đa số một đại diện và bầu cử các thượng nghị sĩ từ các đơn vị bầu cử, thống đốc từ các tỉnh và các thành viên của hội đồng địa phương cấp tỉnh. Các ủy ban quản lý bầu cử cấp tỉnh gồm có 4 thành viên được chọn bởi các hội đồng cấp tỉnh.
Nhiệm kì của các thành viên Hội đồng này là 4 năm.39
+ Ủy ban Quản lý bầu cử cấp thành phố, thị xã (thành phố, thị trấn và làng) có trách nhiệm quản lý các cuộc bầu cử các lãnh đạo của địa bàn cấp thành phố, thị xã và các thành viên của Hội đồng thành thị. Ủy ban gồm có 4 người và được Hội đồng thành thị lựa chọn với nhiệm kì 4 năm.
+ Thêm vào đó, các ủy ban quản lý bầu cử còn được thành lập ở một số khu vực đặc biệt tại các khu vực hành chính của 12 thành phố trong Tokyo để thực hiện các chức năng được giao phó.
2.7.3 Nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lý bầu cử
Hội đồng Quản lý bầu cử Trung ương cung cấp cho các tỉnh, thành phố, thị trấn và làng xã các tư vấn về các vấn đề mang tính kĩ thuật và khuyến nghị, cũng như hướng dẫn về mặt pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến bầu cử Hạ viện và Thượng viện trên cơ sở hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ.
Hội đồng quản lý bầu cử trung ương chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc bầu cử Hạ Nghị viện và Thượng Nghị viện theo hệ thống bầu cử tỷ lệ. Các ủy ban này chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động quản lý bầu cử thuộc thẩm quyền, bởi vì chính thể nhà nước Nhật Bản được tổ chức theo phương thức kiểm soát giữa các nhánh quyền lực và đảm bảo sự phân quyền, tự quản cho các địa phương.
Mặc dù có phân quyền nhưng các cơ quan bầu cử các cấp có mối quan hệ thông qua các chỉ dẫn và đề xuất. Theo đó, Hội đồng Quản lý bầu cử Trung ương đưa ra các chỉ dẫn và đề xuất kỹ thuật cho các quận, thành phố, và chỉ đạo các cơ quan này trong việc tổ chức bầu cử các thành viên Hạ Nghị viện và Thượng Nghị viện theo hệ thống bầu cử tỷ lệ.