Chuẩn bị dụng cụ và thuốc gây tê

Một phần của tài liệu so sánh gây tê khoang cùng bằng hỗn hợp bupivacain và tramadol trong các phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em (Trang 31 - 34)

- 01 kim tiêm G23 hoặc G25 tùy theo lứa tuổị

- 01 bơm tiêm loại 20ml hoặc loại 10ml có chứa thuốc tê, 01 bơm tiêm loại 5ml có chứa 2ml dung dịch NaCl 0,9% để thử test, 01 bơm tiêm loại 10 ml để pha tramadol, 01 bơm tiêm 10ml để pha adrenalin.

- 01 đôi găng vô trùng. - 05 gạc vô trùng.

- Khay vô trùng, toan lỗ, kẹp sát trùng. - Dung dịch betadin 5% để sát trùng.

- Thuốc gây tê gồm: Bupivacain (biệt d−ợc là Marcain 0,5% ống 20ml chứa 100mg bupivacain mỗi ml có 5mg bupivacain ). Tramadol ống đóng 2ml chứa 100mg tramadol. Adrenalin ống 1ml = 1mg adrenalin.

* Hỗn hợp thuốc tê đ−ợc pha nh− sau:

+ Đối với nhóm I: Thuốc tê là hỗn hợp bupivacain 0,25% liều 2mg/kg có chứa tramadol liều 1mg/kg cân nặng có adrenalin 1/200.000, pha với huyết thanh mặn NaCl 9%.

Cách pha nh− sau: Dùng bơm tiêm 20ml (hoặc bơm tiêm 10ml nếu bệnh nhân d−ới 15kg).

- Lấy một thể tích thuốc tê bupivacain 0,5% t−ơng đ−ơng với liều 2mg/kg cân nặng.

- Dùng bơm tiêm loại 10ml lấy 9ml NaCl 0,9% + 1ml tramadol (= 50mg) ta đ−ợc dung dịch gốc tramadol 0,5%. Nh− vậy mỗi 1ml có chứa 5mg tramadol. Từ dung dịch gốc này theo cân nặng của bệnh nhân ta lấy một l−ợng tramadol t−ơng ứng pha với l−ợng bupivacain nói trên và adrenalin rồi thêm một l−ợng huyết thanh mặn NaCl 0,9% để cho tổng thể tích gấp đôi thể tích bupivacain ban đầu ta sẽ đ−ợc hỗn hợp thuốc tê bupivacain 0,25% t−ơng ứng với 2mg/kg cân nặng và tramadol 1mg/kg với thể tích t−ơng ứng 0,8ml/kg.

Ví dụ: Bệnh nhân nặng 10kg ta pha nh− sau:

- Lấy 4ml bupivacain 0,5% t−ơng đ−ơng với 20mg.

- Lấy 2ml dung dịch gốc tramadol t−ơng đ−ơng với 10mg.

- Lấy 0,4ml dung dịch gốc adrenalin 1/10.000 t−ơng đ−ơng với 40mcg. - Lấy thêm NaCl 0,9% cho đủ 8ml ta đ−ợc dung dịch bupivacain 0,25% (có 20mg bupivacain + 10mg tramadol có adrenalin 1/200.000) thể tích này t−ơng đ−ơng với 0,8ml/kg cân nặng.

* Cách pha adrenalin: ống 1ml = 1mg

- Lấy 9ml NaCl 0,9% pha với 1ml adrenalin ta đ−ợc dung dịch adrenalin 1/10.000 (mỗi ml có 0,1mg = 100mcg) gọi là dung dịch gốc.

- Lấy 19ml thuốc tê pha với 1ml dung dịch gốc adrenalin ta đ−ợc 20ml dung dịch thuốc tê có adrenalin 1/200.000, tức là mỗi 1ml thuốc tê có 5mcg adrenalin.

+ Muốn pha 19ml ta lấy 0,95ml dung dịch gốc adrenalin. + Muốn pha 18ml ta lấy 0,9ml dung dịch gốc adrenalin. + Muốn pha 10ml ta lấy 0,5ml dung dịch gốc adrenalin.

Nh− vậy ta có thể suy ra đơn giản hơn: Lấy tổng thể tích dung dịch thuốc tê cần pha chia cho 2 rồi lùi sang trái 1 dấu phảy ta sẽ đ−ợc số ml dung dịch gốc adrenalin cần lấỵ

Ví dụ: Cần pha 10ml dung dịch thuốc tê ta lấy: 10 : 2 = 5 dịch sang trái một dấu phảy ⇒ 0,5ml dung dịch gốc adrenalin.

+ Đối với nhóm II: Thuốc tê là hỗn hợp bupivacain 0,25% liều 2mg/kg

với tramadol liều 2mg/kg cân nặng có adrenalin 1/200.000, pha với huyết thanh mặn NaCl 9%, thể tích thuốc tê 0,8ml/kg cân nặng.

Cách pha giống nhóm I nh−ng thay tramadol liều 1mg/kg bằng liều 2mg/kg cân nặng.

* Kỹ thuật tiến hành

- Gây mê hít: Tất cả các bệnh nhân đều đ−ợc gây mê hít bằng máy mê Datex Ohmeda Aestiva, úp mask mặt với hỗn hợp thuốc mê là sevoran/FiO2 50%, V = 1,5 lít /phút.

- Tiến hành GTKC:

Sau khi bệnh nhân đ% đ−ợc gây mê hít đạt độ mê là III2, đ−ợc đặt nằm nghiêng sang trái chân trái hơi duỗi, chân phải co phía trên chân trái, đầu kê một gối nhỏ để giúp cho hô hấp đ−ợc dễ dàng hơn và ổn định t− thế vẫn tiếp tục thở qua mask có thuốc mê bốc hơi sevoran.

Ng−ời GTKC sau khi rửa tay vô khuẩn, mặc áo đi găng vô khuẩn tiến hành sát trùng vùng gây tê bằng cồn betadin 5%, trải toan lỗ, lau khô vùng mốc chọc và xác định vị trí chọc.

Xác định mốc bằng cách: Dùng ngón I và III tay trái để vào vị trí sát hai gai chậu sau trên, ngón II bàn tay trái ấn dọc theo cột sống xuống phía d−ới ở cuối x−ơng cùng để tìm khe cùng, sẽ thấy một khe nhỏ hơi lõm xuống sát ngay hai bên của khe này là hai sừng cùng hơi nhô lên nằm đối xứng qua trục

cột sống, thông th−ờng khe cùng tạo với hai gai chậu sau trên thành một tam giác đềụ Sau khi đ% xác định đ−ợc đánh dấu mốc chọc.

Dùng ngón I và II tay phải cầm đốc kim G23 (hoặc G25) chọc vào khe cùng một góc 350 - 450 so với mặt da đầu kim h−ớng dọc cột sống lên phía gáy bệnh nhân, mặt vát của kim quay về phía bụng bệnh nhi, h−ớng kim theo đ−ờng phân giác góc tạo bởi khe cùng nối hai gai chậu sau trên. Sau khi kim qua khe cùng sẽ có cảm giác “sựt” nhẹ ấn sâu thêm khoảng 2mm thì dừng lại ngả đốc kim xuống 300-200 đẩy nhẹ kim theo h−ớng cũ sâu thêm 0,5-1cm cảm thấy nhẹ nhàng nh− vào một khoang rỗng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bất cứ một dấu hiệu cản trở nào đều phải kiểm tra lại không đ−ợc cố chọc. Theo dõi không thấy máu, dịch n%o tuỷ trào ra đốc kim thì lắp bơm tiêm 5ml có chứa 2ml dung dịch HTM 0,9% để thử test. Hút thử không thấy máu hoặc dịch n%o tủy tiến hành bơm 1 - 2ml dung dịch test vào thấy dấu hiệu mất sức cản nh− tiêm vào tĩnh mạch, bóng khí trong bơm tiêm không bị méo thì xác định kim đ% chắc chắn ở trong khoang cùng.

Hai dấu hiệu quan trọng để xác định kim tiêm vào khoang cùng là dấu hiệu “sựt” khi kim qua màng khe cùng và dấu hiệu mất sức cản khi tiêm [32].

Tiến hành tiêm hỗn hợp thuốc tê trong vòng 1 - 2 phút, vừa tiêm vừa theo dõi mạch, huyết áp và cứ 5ml lại hút thử nếu không có máu thì tiếp tục tiêm cho đến hết. Trong quá trình tiêm thuốc tê phải theo dõi sự thay đổi của các dấu hiệu sinh tồn (mạch, ECG, huyết áp, SpO2, nhịp thở). Nếu có máu ở trong bơm tiêm hoặc trong quá trình tiêm xuất hiện mạch nhanh lên hoặc mạch chậm dần cần dừng tiêm để xem xét, đề phòng ngộ độc thuốc tê.

Sau khi tiêm xong cho bệnh nhân nằm ngửa để đánh giá tác dụng vô cảm và các chỉ tiêu nghiên cứụ

Một phần của tài liệu so sánh gây tê khoang cùng bằng hỗn hợp bupivacain và tramadol trong các phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em (Trang 31 - 34)