Nội dung giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

8. Điểm mới của luận văn

1.2.5. Nội dung giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

Quá trình GDĐĐ cho HSTH là quá trình thực hiện ba nhiệm vụ: giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức, giáo dục hành vi thói quen đạo đức. Nội dung GDĐĐ cho HSTH được thể hiện qua nội dung cụ thể của việc thực hiện các nhiệm vụ đó [13, tr.45, 46, 47].

1.2.5.1. Giáo dục ý thức đạo đức

Giáo dục ý thức đạo đức là quá trình cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức : lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ mới đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỉ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em, đó là [13, tr.45, 46, 47]:

-Quan hệ của cá nhân đối với xã hội: Tôn kính quốc kì, Quốc ca, kính yêu Bác Hồ, tự hào về đất nước, con người Việt Nam, biết ơn những thương binh liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội, con người Việt Nam, biết ơn những thương binh liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội,công an, yêu quê hương, làng xóm, phố

phường, yêu mến và tự hào về trường lớp, giữ gìn môi trường sống xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa do các ông cha để lại,…

-Quan hệ của cá nhân đối với công việc lao động: Trước hết là biết chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, có phương pháp tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau (lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động công ích cho xã hội…).

-Quan hệ của cá nhân đối với những người xung quanh: Đầu tiên là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng, phụ nữ, người già, em nhỏ, người tàn tật,…theo khả năng của mình.

-Quan hệ của cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của người khác: Tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, sách vở đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm,…) của nhà nước (nhà cửa, máy móc, hàng hóa, các di tích lịch sử - văn hóa, những nơi công cộng…), của người khác (đồ đạc, thư từ..)

-Quan hệ của cá nhân đối với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi ở, nơi học, nơi chơi, nơi qua lại ; bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại, làm vệ sinh môi trường…

-Quan hệ của cá nhân đối với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, giữ vệ sinh, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình…

Những tri thức đạo đức này giúp HS biết được cái đúng – cái sai, cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác…Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác…Ý thức đạo đức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức.

Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho HS là hình thành trong HS những rung động, cảm xúc đối với những hiện thực xung quanh, làm cho các em yêu, biết ghét rõ ràng, qua đó có thái độ đúng đắn với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể…Thái độ thờ ơ, lãnh đạm là sản phẩm không mong muốn của giáo dục tình cảm.

Tình cảm đạo đức được hình thành dựa vào ý thức đạo đức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi; ngược lại, nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức [13, tr.47]:

1.2.5.3. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức

Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ cchức cho HS lặp đi lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm có được hành vi đứng đắn, từ đó có thói quen đạo đức bền vững.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)